Lấy ráy tai thế nào cho đúng?

Nhiều trường hợp biến chứng vì lấy ráy tai thường xuyên, nên tự vệ sinh ống tai bằng cách nhỏ vào tai vài giọt oxy già rồi dùng khăn lau sạch.

Nhiều người rất ghiền đến tiệm hớt tóc để lấy ráy tai. Cũng có người tự lấy ráy tai ở nhà. Không ít người phải đi bệnh viện vì lấy ráy tai.

Bác sĩ Tô Quang Định, Phòng khám Bác sĩ Gia đình Sài Gòn cho biết ráy tai là chất tiết của da ống tai ngoài, bao gồm chất bã tiết ra từ nang lông, tế bào da ống tai, lông da ống tai. Tính chất vật lý của ráy tai phụ thuộc vào chủng tộc. Ráy tai có hai loại ướt và khô. Ráy tai ướt sền sệt, có màu vàng nhạt đến vàng nâu, có mùi hơi tanh. Ráy tai khô có màu xám. Bình thường ráy tai bị đẩy ra ngoài lỗ tai do hoạt động của khớp nhai phía trước ống tai.

Ráy tai có nhiệm vụ ngăn chặn bụi, vi nấm, vi trùng xâm nhập vào sâu bên trong ống tai ngoài để gây bệnh. Như vậy ráy tai là chất tiết sinh lý của da ống tai ngoài, có nhiệm vụ bảo vệ tai và ráy tai sẽ tự đào thải ra ngoài lỗ tai. Về khoa học thì ráy tai có lợi và không cần phải lấy ra.

Lấy ráy tai thế nào cho đúng?
Về khoa học thì ráy tai có lợi và không cần phải lấy ra.

Theo bác sĩ Định, đã có nhiều nghiên cứu về nghe kém gây ra do ráy tai. Có người ráy tai nhiều làm bít ống tai ngoài gây nghe kém ù tai, cần phải lấy ráy tai. Không ít bệnh nhân đến khám vì biến chứng từ nhẹ (nhiễm trùng ống tai) đến nặng (thủng màng nhĩ) do tự lấy ráy tai.

Lời khuyên khi lấy ráy tai:

  • Không lấy ráy tai thường xuyên.
  • Không tự ý lấy ráy tai.
  • Không nhờ người không có chuyên môn y khoa lấy ráy tai.
  • Chỉ dùng khăn lau vành tai và lỗ tai, không cho bất cứ vật gì (que bông, móc tai kim loại...) vô sâu trong tai. Khi cần lấy ráy tai, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng là người hiểu biết, có kỹ năng giúp xử lý một cách khoa học.
  • Nên tự vệ sinh ống tai bằng cách nhỏ vào tai vài giọt oxy già. Oxy già sẽ sủi bọt, đẩy ráy tai ra ngoài, ta chỉ việc dùng khăn lau sạch lỗ tai. Chỉ nên lấy ráy tối đa 2 lần trong tháng. Lưu ý sau khi nhỏ oxy già vô tai, bạn sẽ nghe tiếng lép bép trong tai. Tiếng lép bép này là do các bọt khí của oxy già bị vỡ ra, sau 5 phút sẽ hết.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News