Lễ trao giải VinFuture được phát sóng trên loạt kênh quốc tế

Vào 20h10 ngày 20/12, Lễ trao giải VinFuture sẽ diễn ra tại Hà Nội và được phát trực tiếp trên VTV1, website của CNN, Discovery, Euronews, Technode Global.

Theo ban tổ chức, các nhà khoa học quốc tế đang lên đường về Hà Nội để chuẩn bị cho Lễ trao giải VinFuture lần thứ 2. Sự kiện sẽ diễn ra vào lúc 20h10 ngày 20/12 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Khán giả Việt Nam và thế giới có thể theo dõi trực tiếp lễ trao giải trên kênh VTV1, website của các kênh truyền thông quốc tế như: CNN, Discovery, Euronews, TechNode Global cùng nhiều nền tảng mạng xã hội khác. Chương trình cũng được tường thuật trực tuyến trên VnExpress.


Thủ tướng Phạm Minh Chính trao giải cho các nhà khoa học đạt giải thưởng chính trong Lễ trao giải thưởng VinFuture 2021. (Ảnh: Vingroup)

Bước sang năm thứ 2 tổ chức, giải thưởng VinFuture đã nhận 970 đề cử từ 71 quốc gia, gấp 1,5 lần so với mùa 1. Với chủ đề "Hồi sinh và tái thiết", VinFuture 2022 sẽ vinh danh 4 công trình khoa học có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống của hàng triệu người trong và sau đại dịch. Trong đó, một giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD và 3 giải đặc biệt trị giá 500.000 USD mỗi giải với 3 hạng mục: Nhà khoa học nữ, Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực tiên phong.

Giáo sư Sir Richard Henry Friend - Chủ tịch hội đồng giải thưởng VinFuture tiết lộ, các đề cử mùa giải 2022 có chất lượng rất tốt. Trong đó, ông đánh giá công trình đạt giải 3 triệu USD là một thành tựu đột phá, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu với hàng triệu người được hưởng lợi.

"Tiềm năng tác động của công trình này tới nhân loại trong thời gian tới chắc chắn sẽ rất lớn", giáo sư Sir Richard chia sẻ.

Bên cạnh đó, giới khoa học dự đoán, năm nay các dự án về môi trường, an ninh lương thực, y học chính xác, công nghệ mới giúp khôi phục thính giác, thị lực hay công nghệ nano áp dụng trong phục hồi thương tổn... sẽ có nhiều cơ hội thắng giải.


Hình ảnh Lễ trao giải thưởng VinFuture 2021. (Ảnh: Vingroup).

Tại Lễ trao giải, bên cạnh các nhà khoa học, những người có tầm ảnh hưởng trong giới nghiên cứu toàn cầu, chủ nhân của nhiều giải thưởng danh giá như Nobel, Millennium Technology, Turing..., sân khấu VinFuture mùa 2 sẽ có sự góp mặt của diva Christina Aguilera. Chủ nhân của 5 giải Grammy, Top 100 ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại (bảng xếp hạng Billboard) sẽ mang đến cho khán giả một đêm diễn đẳng cấp, bên cạnh nhiều nghệ sĩ tên tuổi như nhạc trưởng Honna Tetsuji, NSƯT Bùi Công Duy, nghệ sĩ Đồng Quang Vinh, NSƯT Linh Nga, dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam...

Sau Lễ trao giải VinFuture 2022, công chúng Việt Nam sẽ có cơ hội gặp gỡ và lắng nghe các nhà khoa học đạt giải chia sẻ về hành trình nghiên cứu, tại buổi giao lưu diễn ra sáng ngày 21/12. Đặc biệt, các chủ nhân giải thưởng sẽ tham gia buổi thuyết trình về việc ứng dụng các đột phá khoa học trong quá trình tái thiết và hồi sinh xã hội hậu đại dịch, dành riêng cho thế hệ nghiên cứu trẻ, sinh viên và đại diện các doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp.

Trước đó, từ ngày 17/12, Tuần lễ khoa học Công nghệ VinFuture 2022 đã tổ chức nhiều hoạt động học thuật, nơi cộng đồng nghiên cứu quốc tế và Việt Nam cùng bàn luận về các vấn đề được cả thế giới quan tâm như: nông nghiệp bền vững trong bình thường mới, vật liệu lưu trữ năng lượng, liệu pháp cá thể hóa trong điều trị ung thư, công nghệ thông minh...

VinFuture là một trong những giải thưởng khoa học công nghệ quy mô lớn. Theo đại diện Vingroup, sự kiện nhằm ghi dấu ấn Việt Nam trong việc chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu, đồng thời tạo cầu nối hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển đột phá của khoa học công nghệ quốc gia trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Đăng ngày: 30/01/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh

Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh

Tàu vũ trụ DART của NASA lao vào tiểu hành tinh Dimorphos không nguy hiểm trong thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới.

Đăng ngày: 18/10/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News