Leedsichthys: "Máy hút bụi" của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long

Leedsichthys (Leeds) là một loài cá khổng lồ được phát hiện lần đầu tiên ở Anh vào thế kỷ 19 bởi một nhà quý tộc tên là Alfred Nicholson Leeds. Ông là một nhà nghiên cứu khoa học nghiệp dư sở hữu nhiều đất đai trong tay, Alfred Nicholson Leeds cho mọi người thuê đất và không cần phải trực tiếp canh tác nên có thể dành nhiều thời gian cho sở thích cá nhân của mình - thu thập hóa thạch động vật.

Leedsichthys: Máy hút bụi của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long
Alfred Nicholson Leeds, người đã phát hiện ra loài cá khổng lồ Leedsichthys (Leeds).

Trong một hố loam (hố đất có thành phần chủ yếu là cát, bùn và một lượng nhỏ đất sét) gần Peterborough, Leeds đã tìm thấy những mẫu hóa thạch khổng lồ. Vào tháng 5 năm 1886, John Whitaker Hulk, sau khi nhìn thấy những hóa thạch được tìm thấy bởi Leeds, đã nghĩ rằng nó thuộc về một loài khủng long trong gia đình Stegosaurus (kiếm long).

Và cũng chính vì Halk nói rằng đó là một con khủng long như vậy nên Leeds không để ý gì tới những mẫu hóa thạch đó nhiều. Vào ngày 22 tháng 8 năm 1888, Marsh, một nhà cổ sinh vật học nổi tiếng người Mỹ, người đã có "cuộc chiến hóa thạch" với Ted Koppel, đã đến thăm Anh và được mời đến nhà của Leeds. Khi ông đi ngang qua những mẫu hóa thạch, Marsh đã khẳng định đây là một loài cá khổng lồ thời tiền sử chứ không phải khủng long, nhưng tại thời điểm đó vì thời gian không cho phép nên ông chỉ có thể nói được vậy và không thể nghiên cứu thêm về những mẫu hóa thạch này.

Leedsichthys: Máy hút bụi của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long
Hóa thạch loài cá khổng lồ bị nhầm là khủng long.

Ngay sau chuyến thăm chớp nhoáng đó, tin tức về việc phát hiện ra cá thời tiền sử của Leeds đã nhanh chóng được lan rộng khắp Vương quốc Anh và hai tháng sau, nhà nghiên cứu sinh vật học Arthur Smith Woodward đã tới gõ cửa nhà của Leeds.

Là một chuyên gia về ichthyology (ngư học), Woodward đã đặt tên cho loài cá khổng lồ cổ đại này là Leedsichthys problematicus vào năm sau, sau khi đã nghiên cứu kỹ những mẫu hóa thạch mà Leeds tìm kiếm được. Với tên của chi loài được lấy theo tên của người đầu tiên phát hiện ra mẫu hóa thạch của loài này.

Leedsichthys: Máy hút bụi của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long
Arthur Smith Woodward.

Sau khi cá Leeds được đặt tên, một nhóm học giả đã cho rằng "cái tên này quá tối nghĩa và nó phải được thay đổi!". Vì vậy, Woodward đã đổi tên thành cá Leeds thành "Leedsia", nhưng cái tên mới này vẫn chưa được sử dụng cho đến ngày nay, và giới khoa học vẫn sử dụng cái tên "Leedsichthys" ban đầu, tên này là một tên hay theo quy tắc đặt tên trong giới cổ sinh học.

Leeds với vinh dự được lấy tên của mình đặt cho chính mẫu hóa thạch mình tìm kiếm được đã có thêm nhiều động lực hơn trong việc tìm kiếm hóa thạch của loài cá khổng lồ này. Ngoài việc tìm kiếm và thu mua hóa thạch thì ông cũng bán luôn cả chúng. Vào ngày 17 tháng 3 năm 1889, anh ta đã bán một hóa thạch đuôi cá Leeds cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh với giá 25 bảng Anh.

Trong thời kì này, Leeds cũng có một đối thủ. Một nhà sưu tầm tên Henry Keeping cũng nêu lên ý tưởng về một hóa thạch cá cổ xưa của xứ sở sương mù. Ông đã mua một hóa thạch vây lưng cá Leeds ở xứ Wales với giá thấp thông qua một người khai thác hóa thạch nghiệp dư và bán chúng cho Đại học Cambridge. Năm 1901, nhà cổ sinh vật học nổi tiếng người Đức Friedrich von Huene đã nhìn thấy hóa thạch này khi ông đến thăm Đại học Cambridge. Ông cũng đã lầm tưởng rằng nó thuộc về một loài kiếm long.

Vào năm 2001, một hóa thạch của cá Leeds đã được tìm thấy tại một địa điểm hóa thạch được gọi là "Hố sao". Hóa thạch của cá Leeds thường được tìm thấy ở đây, vì vậy mọi người nghĩ về khẩu hiệu "on and on and on" của thương hiệu máy nước nóng Ariston và mẫu hóa thạch mới được phát hiện này được đặt tên "Ariston".

Leedsichthys: Máy hút bụi của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long
Nhân viên đang đào hóa thạch.

Leedsichthys: Máy hút bụi của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long
Các nhà nghiên cứu đang bảo vệ hóa thạch của cá Leeds.

Từ năm 2002 đến 2004, Jeff Liston, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Khoa học Trái đất thuộc Đại học Bristol, đã lãnh đạo cuộc khai quật "Ariston". Mọi người di chuyển hàng chục ngàn tấn đất đá và cuối cùng cũng có thể khai quật thành công và làm sạch mẫu hóa thạch này. Trong quá trình khai quật, Radio Four UK đã ghi lại và sản xuất The Big Monster Dig trên TV. Vào thời điểm đó, "Quái vật biển" của BBC đã nổi tiếng khắp thế giới (với sự xuất hiện của Leeds), và Leeds đã trở thành một "hiện tượng mới".

Leedsichthys: Máy hút bụi của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long
Hóa thạch cá Leeds trong phòng thí nghiệm.

Leedsichthys: Máy hút bụi của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long

Leedsichthys: Máy hút bụi của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long
Hình ảnh mô phỏng ca Leeds do BBC tạo ra có một lỗi rõ ràng ở vây bụng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá Leeds không có vây bụng mà có vây hậu môn.

Trên thực tế, kích thước của cá Leeds cho tới nay vẫn luôn gây tranh cãi. Woodward ước tính rằng chiều dài của nó là 9 mét, đến những năm 1980, một số người đã sử dụng các công thức để tính toán và họ cho rằng chiều dài cơ thể của loài cá này là 27,6 mét, và thậm chí là 35 mét.

Khi phát hiện ra "Ariston" - mẫu hóa thạch đầy đủ hơn, Reston đã chỉ ra rằng tuyên bố của Woodward là hợp lý, sau đó anh ta đã phân tích một số lượng lớn hóa thạch, và cuối cùng đã đưa ra một so sánh về tuổi và kích thước: Cá Leeds khi 20 tuổi có chiều dài cơ thể là 10 mét, 31 tuổi dài từ 11,4 đến 14,9 mét, và khi 45 tuổi dài 16,5 mét. Trên thực tế, điều này không có nghĩa kích thước tối đa của cá Leeds là 16,5 mét, nhưng cá thể có tuổi lớn nhất mà họ tìm thấy đạt đến chiều dài này. Và nếu như có cá thể cá Leeds đạt tới độ tuổi ngoài 50 thì nhất định chúng sẽ có kích thước lớn hơn.

Leedsichthys: Máy hút bụi của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long
Cá Leeds là một loài ăn lọc.

Cá Leeds là một loài ăn lọc và chúng sống giống như cá mập voi và cá mập bream ngày nay, bơi quanh biển với miệng mở suốt cả ngày. Nước biển đi vào khoang miệng với các sinh vật phù du, tảo, sứa, cá nhỏ, tôm, v.v., và sau đó nước biển được lọc qua mang của chúng. Cá Leeds có cấu trúc mang đặc biệt hoạt động như một bộ lọc để giữ thức ăn. Để có thể ăn nhiều hơn, cá Leeds cũng lặn xuống đáy đại dương để khuấy động trầm tích để tìm kiếm thức ăn.

Qua phân tích hóa thạch, các nhà cổ sinh vật học biết được rằng cá Leeds sinh sống cách thời đại của chúng ta 160 triệu năm, hóa thạch của chúng không chỉ được tìm thấy ở Anh, mà còn xuất hiện ở Pháp, Đức, thậm chí là ở Chile.

Cá Leeds sống trong thời kì Trái Đất tồn tại nhiều sinh vật cổ đại nổi tiếng, bao gồm Phân lớp Cúc đá, Metriorhynchus, Ophthalmosaurus, Liopleurodon, Plesiosaurus...

Trong mắt của nhiều loài động vật, loài cá Leeds sở hữu thân hình to lớn nhưng không hung dữ giống như một khi thực phẩm dự trữ di động. Các hóa thạch của loài cá này thường có xuất hiện các vết cắn của các loài thằn lằn biển Metriorhynchus và Liopleurodon, bởi vậy để một con cá Leeds phát triển từ trứng đến khi đạt kích thước 16 mét quả là một điều không hề đơn giản và tỉ lệ thành công dường như rất thấp bởi chúng chưa kịp lớn thì đã thành miếng mồi ngon cho những loài khác.

Leedsichthys: Máy hút bụi của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long
Cá Leeds sinh sống cách thời đại của chúng ta 160 triệu năm.

Phát hiện loài thằn lằn bay kỳ dị treo mình lộn ngược trên cây như loài dơi ở Trung Quốc

Choáng váng đàn quái vật 570 triệu tuổi không nội tạng, "nối mạng" bằng tơ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn

Bí ẩn "thảm đen ma quái" đầy bạch kim, thủy tinh ở di chỉ kỷ băng hà

Một thảm đen bí ẩn, dấu hiệu của thảm họa lửa quy mô lớn, được tìm thấy ở một di chỉ kỷ băng hà Younger Dryas đã hé lộ sự kiện đáng sợ từ không gian.

Đăng ngày: 13/03/2020
Phát hiện loài khủng long mới siêu bé, chỉ dài 5cm

Phát hiện loài khủng long mới siêu bé, chỉ dài 5cm

Hóa thạch hộp sọ trong hổ phách 99 triệu năm tuổi tiết lộ một loài khủng long giống chim chưa từng được biết đến, chỉ dài 5 cm.

Đăng ngày: 12/03/2020
Phát hiện loài thằn lằn bay kỳ dị treo mình lộn ngược trên cây như loài dơi ở Trung Quốc

Phát hiện loài thằn lằn bay kỳ dị treo mình lộn ngược trên cây như loài dơi ở Trung Quốc

Với cái miệng phẳng, đôi mắt to và treo mình lộn ngược trên cây, Vesperopterylus đích thị là loài thằn lằn bay cổ đại kỳ lạ nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Đăng ngày: 11/03/2020
Tiết lộ sốc từ sinh vật lạ 70 triệu tuổi: Trái đất từng quay khác hiện tại

Tiết lộ sốc từ sinh vật lạ 70 triệu tuổi: Trái đất từng quay khác hiện tại

Một mẫu vật từ thời khủng long khiến giới khoa học choáng váng khi cho thấy 1 ngày vào cuối kỷ Phấn Trắng chỉ dài 23 giờ rưỡi, do trái đất đã quay nhanh hơn tốc độ hiện nay

Đăng ngày: 11/03/2020
Choáng váng đàn quái vật 570 triệu tuổi không nội tạng,

Choáng váng đàn quái vật 570 triệu tuổi không nội tạng, "nối mạng" bằng tơ

Các nhà khoa học Anh đã phát hiện một loại quái vật đại dương kỳ dị, kết nối với nhau bằng một mạng xã hội bằng dây mảnh như sợi chỉ.

Đăng ngày: 09/03/2020
Tìm thấy dấu vết của DNA trong hộp sọ khủng long hóa thạch

Tìm thấy dấu vết của DNA trong hộp sọ khủng long hóa thạch

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết DNA bên trong một hộp sọ khủng long hóa thạch.

Đăng ngày: 09/03/2020
Phát hiện trâm cài áo hình con ngựa 1.800 năm tuổi

Phát hiện trâm cài áo hình con ngựa 1.800 năm tuổi

Mẫu vật hiếm có nguồn gốc từ thời La Mã cổ đại được tìm thấy bởi một nhà khảo cổ nghiệp dư trên một cánh đồng ở hạt Lincolnshire, Anh.

Đăng ngày: 07/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News