Lều dưới nước - chìa khóa hiện thực hóa giấc mơ dã ngoại ở… đại dương
Nhắc tới dã ngoại thì hẳn rừng nguyên sinh hay công viên luôn là lựa chọn số một của mọi người. Tuy nhiên, một phát minh gần đây đã bổ sung trong danh sách đó một địa điểm lí thú khiến nhiều người phải bất ngờ là…. đại dương.
Một nghiên cứu vừa qua của nhà thám hiểm Michael Lombardi (thuộc National Geographic) và Winslow Burleson (phó giáo sư tại đại học New York) đã làm cho mong muốn được khám phá đại dương một cách toàn diện của con người trở nên dễ dàng hơn.
Công cụ hỗ trợ này có tên là Ocean Space Habitat.
Được biết công cụ hỗ trợ này có tên là Ocean Space Habitat, cung cấp không gian cho chúng ta có thể ở dưới nước trong một thời gian dài. Đây được xem là một bước tiến lớn giúp loài người đến gần hơn với ước mơ dã ngoại dưới đại dương.
Con người luôn bị giới hạn về thời gian khi muốn lặn xuống sâu bởi càng xa bề mặt nước biển cơ thể lại tiêu hao không khí nhiều hơn. Không những vậy, việc nổi lên mặt nước cũng cần thời gian để có thể làm quen với sự thay đổi áp suất và đặc biệt hơn là nguy cơ bị giảm áp nếu không trang bị đầy đủ dụng cụ. Đó là một rào cản lớn trong việc đưa chúng ta đến gần hơn với đại dương bao la.
Để khắc phục vấn đề đó, Ocean Space Habitat ra đời với thiết kế bao gồm: ghế ngồi, nguồn bổ sung Oxi và máy lọc khí CO2 giúp loại bỏ CO2 khỏi môi trường trong lều một cách liên tục, từ đó cung cấp không gian có thể tránh được các loài ăn thịt và đảm bảo nhiệt độ cho cơ thể, ngoài ra còn làm giảm sức ép của nước.
Ocean Space Habitat ra đời với thiết kế bao gồm: ghế ngồi, nguồn bổ sung Oxi và máy lọc khí CO2 giúp loại bỏ CO2 khỏi môi trường.
Không những vậy, chiếc lều dưới nước này còn được xem là một phương tiện “cứu cánh” kịp thời trong trường hợp khẩn cấp hay đơn giản là nơi duy trì không khí để bạn có thể tháo bỏ dụng cụ nặng nề rồi ăn, uống, thậm chí là ….ngủ trong lều bơm hơi.
Chiếc lều có thể gấp gọn vào trong túi hành lí và mang lên máy bay một cách dễ dàng.
Sản phẩm này của Lombardi và Burleson rất được các nhà thám hiểm chào đón bởi tính linh hoạt, di động cũng như giá cả của nó, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu khoa học, khám phá đại dương.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong tương lại, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lọai lều dưới nước này hoàn toàn có thể được nâng cấp về công năng, cũng như kích thước để trở thành một "phòng nghỉ" thực sự, mở ra cơ hội cho khách du lịch có thể trải nghiệm 1 ngày picnic dưới nước trọn vẹn, mà việc lặn với bình dưỡng khí thông thường không thể đáp ứng.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).
