Lịch sử hạt gạo cổ có thể được viết lại nhờ khám phá ở dãy núi Alps

Khoảng 3.500 năm trước, một du khách gan dạ đã để quên hộp đựng đồ ăn của mình trên đỉnh núi thuộc dãy Alps, Thụy Sĩ.

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra chiếc hộp gỗ khi lớp băng dày trên đỉnh Lötschenpass ở độ cao 2.650 mét. Hộp gỗ thân tròn được làm bằng thông của Thụy Sĩ và nẹp vành bằng gỗ liễu.

Họ thậm chí còn khám phá ra những manh mối về những đồ vật cuối cùng được chứa trong hộp, theo đó một phân tích hóa học cho thấy các dấu vết mờ nhạt sót lại của ngũ cốc như lúa mì và lúa mạch đen, có thể là món cháo yến mạch.

Lịch sử hạt gạo cổ có thể được viết lại nhờ khám phá ở dãy núi Alps
Chiếc hộp đựng đồ ăn được tìm thấy trên dãy Apls ở Thụy Sĩ.

Điều quan trọng thú vị từ phát hiện mới này là những dấu vết của ngũ cốc. Được trang bị các kỹ thuật hóa học mới, các nhà khảo cổ bây giờ có thể phân tích dư lượng thức ăn và thức uống - giống như chất béo của động vật và sữa - đọng lại trong những chiếc bình cổ dường như trống rỗng. Tuy nhiên, hiếm khi tìm thấy chất béo từ ngũ cốc trên các hiện vật, mặc dù các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Tiến sĩ André Colonese, một nhà cổ sinh học tại Đại học York ở Anh cho biết: "Tuy không tìm thấy bằng chứng về sữa, nhưng chúng tôi phát hiện ra những chất lipid phenol này, vốn có rất nhiều trong cám lúa mì hay lúa mạch đen và chưa bao giờ được báo cáo trước đây trong một hiện vật khảo cổ".

"Đây là một phát hiện phi thường nếu bạn nhìn nhận ở góc độ trong tất cả các cây trồng được thuần hóa, lúa mì là loại cây được trồng phổ biến nhất trên thế giới và là nguồn thực phẩm quan trọng nhất cho con người, yếu tố cốt lõi của ẩm thực thời hiện đại. Nó đánh dấu lần đầu tiên các nhà khoa học sử dụng các công thức sinh học để phát hiện các loại ngũ cốc có niên đại từ thời đại đồ đồng và sẽ cho phép các nhà khoa học nghiên cứu cùng nhau nguồn gốc của sự canh tác thời tiền sử”.

Nhóm nghiên cứu kết hợp phân tích phân tử và sử dụng một kỹ thuật hiện đại gọi là sắc ký khí thường được áp dụng cho các đồ tạo tác bằng gốm để xác định chất lipid và protein. Trong 30 năm qua, hàng ngàn đồ tạo tác bằng gốm từ châu Âu đã được phân tích về hàm lượng phân tử của chúng, phần lớn là bằng chứng về sữa và các sản phẩm thịt, nhưng hầu như không có bằng chứng nào về ngũ cốc.

Lịch sử hạt gạo cổ có thể được viết lại nhờ khám phá ở dãy núi Alps
Dấu vết của ngũ cốc được tìm thấy trong hộp đựng đồ ăn có thể là cơ sở để các nhà khoa học nghiên cứu về thời điểm khởi đầu của ngành nông nghiệp ở châu Âu.

Tiến sĩ Jessica Hendy thuộc Viện Khoa học Lịch sử Nhân văn Max Plak, nói: "Bằng chứng về ngũ cốc xuất phát từ sự phát hiện lipid, nhưng cũng từ các protein đã được bảo quản. Phân tích này có thể cho chúng ta biết rằng hộp đồ đựng thức ăn trên không chỉ có một, mà còn có hai loại ngũ cốc: lúa mạch và lúa mạch đen. Đây cũng là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy ngũ cốc từng được vận chuyển qua đỉnh núi cao này".

Tiến sĩ Hendy nhấn mạnh phát hiện mới còn cho phép chúng ta cùng nhau nghiên cứu xem khi nào và nơi nào cây lương thực quan trọng này lan rộng khắp châu Âu...

Tiến sĩ Jessica Hendy thì nhấn mạnh "Dấu vết về ngũ cốc cũng giúp chúng ta khám phá thời điểm khởi đầu của ngành nông nghiệp ở châu Âu”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài khủng long có xương sọ dày như giáp tăng

Loài khủng long có xương sọ dày như giáp tăng

Moschops sống cách đây khoảng 260 triệu năm, dài khoảng 2,7-5m, có bộ não nhỏ, được cho là loài ăn cỏ và thích đâm đầu vào vạn vật.

Đăng ngày: 14/08/2017
Bánh ngọt trái cây vẫn có thể ăn được sau 100 năm

Bánh ngọt trái cây vẫn có thể ăn được sau 100 năm

Nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott mang theo món ăn do công ty bánh bích quy Huntley & Palmers sản xuất trong chuyến thám hiểm năm 1910 - 1913 trên tàu Terra Nova.

Đăng ngày: 12/08/2017
Người tiền sử từng ăn thịt thân nhân quá cố

Người tiền sử từng ăn thịt thân nhân quá cố

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Plos One, các nhà cổ sinh vật học Anh cho biết tìm thấy bằng chứng người tiền sử sống trong hang khoảng 15.000 năm trước ăn thịt người thân qua đời.

Đăng ngày: 11/08/2017
Di tích khảo cổ Vichima mang đậm dấu ấn của biến đổi khí hậu

Di tích khảo cổ Vichima mang đậm dấu ấn của biến đổi khí hậu

Những hình vẽ đất sét thể hiện hình bộ xương hoặc những người đang chết dần trong một cơn đại hồng thủy tấn công các cộng đồng cư dân sinh sống tại vùng duyên hải này cách đây vài nghìn năm.

Đăng ngày: 11/08/2017
Khủng long lớn nhất lịch sử thế giới to bằng cả cái tàu vũ trụ

Khủng long lớn nhất lịch sử thế giới to bằng cả cái tàu vũ trụ

Loài khủng long đó mang tên Patagotitan mayorum - sinh vật lớn nhất từng bước đi trên cạn trong lịch sử

Đăng ngày: 11/08/2017
Hóa thạch 13 triệu năm của tổ tiên loài người

Hóa thạch 13 triệu năm của tổ tiên loài người

Các nhà khoa học Mỹ trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature công bố phát hiện hóa thạch cổ nhất của tổ tiên loài người sống ở châu Phi, National Geographic ngày 9/8 đưa tin.

Đăng ngày: 11/08/2017
Con chim vùi dưới băng 4.000 năm vẫn nguyên nội tạng

Con chim vùi dưới băng 4.000 năm vẫn nguyên nội tạng

Xác đông cứng 4.200 năm của một con chim hét cánh đỏ được tìm thấy trong tình trạng bảo quản nguyên vẹn ở Na Uy, RT hôm 5/8 đưa tin. C

Đăng ngày: 10/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News