Lịch sử môn thể thao "bóng đấm đá" dã man nhất trên thế giới

Chứng kiến một trận cầu Calcio Storico sẽ khiến bạn không khỏi bàng hoàng và sững sờ khi thấy các cầu thủ cố gắng “ám sát” nhau trên sân.

  • Bộ máy dây chuyền thú vị được tạo bởi các môn thể thao mạo hiểm
  • Bóng đá và trái bóng

Tìm hiểu lịch sử môn thể thao "bóng đấm đá" 

Nói đến thể thao, hẳn ai trong chúng ta cũng đề cao tính fair-play (tạm dịch: tinh thần chơi đẹp). Tuy nhiên, bạn có tin rằng, hiện nay trên thế giới vẫn tồn tại môn thể thao mà các cầu thủ có thể thoải mái "đấm đá" nhau trên sân mà không hề bị "thổi còi" phạm lỗi.

Lịch sử môn thể thao bóng đấm đá dã man nhất trên thế giới

Với tên gọi là trận “bóng đá lịch sử”, Calcio Storico là một hoạt động hàng năm được diễn ra tại thành phố Florence của Ý. Môn thể thao này nổi tiếng vì sự tàn bạo bởi trong suốt trận đấu, các cầu thủ có thể thoải mái tấn công lẫn nhau mà không phạm phải bất cứ quy định nào.

Thậm chí ngay cả vua Henry III của Pháp sau khi chứng kiến một trận cầu vào năm 1574 đã phải tuyên bố rằng “quy mô của trận đấu quá nhỏ để gọi là một cuộc chiến tranh, nhưng lại quá tàn nhẫn để chỉ coi là một trò chơi”.

Lịch sử môn thể thao bóng đấm đá dã man nhất trên thế giới

Lịch sử môn thể thao bóng đấm đá dã man nhất trên thế giới

Luật chơi của môn thể thao này hết sức đơn giản. Mỗi đội sẽ có 27 người thi đấu trên một sân lớn toàn cát có kích thước khoảng 80x40m.

Lịch sử môn thể thao bóng đấm đá dã man nhất trên thế giới

Các thành viên mỗi đội được phép làm bất cứ điều gì họ muốn như đá, vật người nhằm mục đích đưa được quả bóng đến cuối sân bên kia của đối phương. Các đội sẽ không có quyền thay người dù trong trường hợp bị chấn thương hay bị trọng tài đuổi khỏi sân.

Lịch sử môn thể thao bóng đấm đá dã man nhất trên thế giới

Trọng tài cùng với 6 người khác có nhiệm vụ điều khiển trận đấu, can thiệp và giúp cho cuộc chơi diễn ra một cách suôn sẻ. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản các cầu thủ dốc toàn sức chiến đấu với nhau trên sân cát.

Lịch sử môn thể thao bóng đấm đá dã man nhất trên thế giới

Cũng chính bởi số lượng cầu thủ quá đông nên có rất nhiều trường hợp khi xảy ra xô xát trên sân, trọng tài chưa kịp đến can thiệp thì đã có một bên gục ngã.

Lịch sử môn thể thao bóng đấm đá dã man nhất trên thế giới

 

Lịch sử môn thể thao bóng đấm đá dã man nhất trên thế giới

Đúng như với tên gọi, môn “bóng đá lịch sử” này đã có từ rất lâu đến nỗi các nhà sử học cũng không thể xác định rõ thời gian ra đời của nó.

Mặc dù vậy trò chơi này được cho là khá nổi tiếng trong quân đội La Mã vào khoảng thời gian trước khi thành phố Florence được thành lập vào năm 59.

Lịch sử môn thể thao bóng đấm đá dã man nhất trên thế giới

Calcio khá phổ biến vào suốt thế kỷ XV, và được dành riêng cho tầng lớp quý tộc. Thậm chí cả các Đức Giáo Hoàng như Clement VII, Leo XI và Urban VIII cũng đã tham gia vào trò chơi này ở thành phố Vantican.

Trận cầu đầu tiên được ghi chép lại ở Florence là vào năm 1530. Trận cầu vẫn diễn ra mặc cho thành phố đang nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Pháp.

Lịch sử môn thể thao bóng đấm đá dã man nhất trên thế giới

Phiên bản hiện đại của trò chơi này được áp dụng bắt đầu từ năm 1930 với bốn đội đến từ bốn vùng của thành phố : đội xanh của Santa Croce, đội đỏ của Santa Maria Novella, đội trắng từ Santo Spirito và đội xanh lá từ San Giovanni.

Lịch sử môn thể thao bóng đấm đá dã man nhất trên thế giới
Các hành vi bạo lực được cho phép cầu thủ sử dụng như đấm, đá, vật lộn…

Ngày nay trò chơi cho phép sử dụng các loại chiến thuật như dùng cùi chỏ, đấm, làm nghẹt thở nhưng cấm đá vào đầu hay sử dụng vật sắc nhọn làm thương đối phương.

Lịch sử môn thể thao bóng đấm đá dã man nhất trên thế giới

Các cầu thủ cũng không có quyền tấn công tập thể một thành viên của đội đối phương. Mọi hành vi bị cấm trên nếu vi phạm cầu thủ sẽ bị đuổi khỏi sân.

Ngày nay, mỗi năm có đến hàng nghìn người đến sân để xem và cổ vũ cho các cầu thủ tham gia môn thể thao bạo lực này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News