Liệt dây thần kinh số VII (liệt mặt) là gì?

Liệt dây thần kinh số VII là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền. Vậy nguyên nhân của bệnh do đâu? Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không và cần định hướng điều trị như thế nào là đúng? Hãy cùng theo dõi trong bài viết sau đây.

Dây thần kinh số VII là dây vận động, chi phối vận động cơ mặt. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên, là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt. Tình trạng này trái ngược với liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não.

Chúng ta ít biết rằng dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp từ hệ thống thần kinh trung ương qua thái dương và tuyến mang tai đến các cơ ở vùng mặt. Đó là lý do các tổn thương vận động của nửa mặt có nhiều nguyên nhân như nguyên nhân từ thân não, ở dây thần kinh số VII, ở xương đá hoặc tuyến mang tai...

Nguyên nhân:

  • Liệt dây VII trung ương: Liệt mặt điển hình do các khu trú trong sọ gây ra tai biến mạch máu não, u của hệ thần kinh trung ương, u dây thần kinh thính giác.
  • Liệt dây VII ngoại biên: Tổn thương dây VII từ xương thái dương trở ra còn gọi là liệt mặt Bell, thường do lạnh, hoặc do viêm.

Chẩn đoán bị liệt dây thần kinh số 7 bằng cách nào?

Liệt dây thần kinh số VII (liệt mặt) là gì?
Tình trạng liệt mặt ngoại biên.

Với bệnh liệt dây thần kinh số VII, cách chẩn đoán chủ yếu dựa trên các dấu hiệu lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi cụ thể về trường hợp liệt mặt của người bệnh, xác định khu tổn thương giúp chẩn đoán và xác định được vị trí tổn thương thông qua cách xuất hiện tình trạng liệt mặt, các triệu chứng đi kèm như chảy tai, chấn thương, rối loạn vị giác, giảm tiết nước mắt...

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh qua lâm sàng bằng cách:

  • Xác định tình trạng liệt mặt ngoại biên với các dấu hiệu đặc trưng của tổn thương như dấu hiệu Charles bell, người bệnh không thể nhắm kín mắt
  • Ở trạng thái nghỉ, mặt người bệnh không cân xứng, bị kéo lệch về bên lành, nếp nhăn trán bị xóa so với bên đối diện, cung mày bị rũ xuống, mép bên liệt bị hạ thấp so với bên kia, má nhẽo và phồng lên khi thở ra
  • Đối với các tổn thương kín, bác sĩ có thể thấy được nhờ dấu hiệu khi nhắm chặt mi mắt, lông mi bên liệt dài hơn bên lành

Nhìn chung để chẩn đoán chính xác tình trạng liệt dây thần kinh số VII, bác sĩ điều trị cần dựa vào các yếu tố trương lực cơ khi nghỉ, nghiên cứu nhóm cơ ở mặt và thực hiện các thăm khám khác như:

  • Khám tai: Tìm các nốt phỏng vùng cửa tai, chảy tai và tình trạng màng nhĩ cho phép hướng chẩn đoán nguyên nhân.
  • Khám họng và cổ: Sờ cổ mặt và khám họng để loại trừ khối u tuyến mang tai.
  • Khám thần kinh: Tìm các tổn thương dây thần kinh sọ phối hợp khác.

Bệnh nhân có dấu hiệu liệt dây thần kinh số VII ngoài được chẩn đoán lâm sàng, còn được thực hiện các cận lâm sàng, xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân gây bệnh.

  • Chụp cộng hưởng từ sọ não có mạch máu não để xác định tổn thương tại trung ương hay ngoại biên
  • Các xét nghiệm khác: Công thức máu, Đường máu, Máu lắng, Sinh hóa...

Liệt dây thần kinh số VII có nguy hiểm không?

Bệnh liệt dây thần kinh số VII có thể gây ra các di chứng nặng nề khác nhau như:

Các biến chứng mắt: viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, lộn mí. Các biến chứng này có thể phòng tránh bằng nhỏ mắt bảo vệ, đeo kính, khâu sụn mí hoàn toàn hay một phần.

Đồng vận: biểu hiện co cơ không tự chủ phối hợp với các hoạt động tự chủ như mép bị kéo khi nhắm mắt. Thất bại trong điều trị, phục hồi chức năng có thể giảm bớt khó chịu này.

Co thắt nửa mặt sau liệt mặt: biến chứng này gặp ở các thể nặng do tổn thương dây thần kinh với phân bố lại thần kinh một phần.

Hội chứng nước mắt cá sấu: hiếm gặp, biểu hiện chảy nước mắt khi ăn.

Điều trị liệt dây thần kinh số VII

Với tình trạng liệt dây thần kinh số VII, các bác sĩ điều trị sẽ điều trị nội khoa, kết hợp ngoại khoa để mang lại hiệu quả nhanh chóng và toàn diện cho bệnh nhân. Tùy trường hợp là liệt VII ngoại biên hay trung ương mà có hướng điều trị khác nhau:

  • Liệt VII ngoại biên: Trước tiên là chỉ định điều trị nội khoa, người bệnh liệt dây thần kinh số VII sẽ được sử dụng corticoid sớm, liều cao (1mg prednisolon /kg) sau khi đã loại trừ các chống chỉ định (đái tháo đường, lao, loét dạ dày- tá tràng, rối loạn tâm thần...)

Ngoài ra có thể dùng các thuốc chống virus đặc biệt cho những trường hợp có bệnh cảnh nhiễm virus hay đau vùng sau tai, rối loạn cảm giác vùng mặt. Các phương pháp điều trị ngoại khoa như vật lý trị liệu, châm cứu cùng với các bài tập cơ mặt sẽ mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh.

  • Liệt VII trung ương: cần xác định nguyên nhân gây ra tổn thương trung ương là do đâu: u, nhồi máu hay xuất huyết vùng thân não (chỗ xuất phát nhân dây thần kinh) ...để có hướng điều trị đúng.

Cảnh giác bệnh liệt nửa mặt dễ xảy ra vào mùa đông xuân

Hốt hoảng khi miệng méo, mặt lệch sau 1 đêm vì thói quen nhiều người làm vào ngày nóng

Cẩn trọng: Bỗng nhiên liệt mặt, méo miệng khi trời lạnh đột ngột

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Suy buồng trứng nguyên phát là gì?

Suy buồng trứng nguyên phát là gì?

Suy buồng trứng nguyên phát còn được gọi là suy buồng trứng sớm. Suy buồng trứng xảy ra khi buồng trứng của phụ nữ ngừng hoạt động bình thường trước 40 tuổi.

Đăng ngày: 02/08/2022
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 29/7, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người.

Đăng ngày: 30/07/2022
Hội chứng Asperger là gì?

Hội chứng Asperger là gì?

Hội chứng Asperger là một dạng của bệnh tự kỷ. Từ năm 2013, tất cả các dạng tự kỷ được gọi chung là rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Đăng ngày: 29/07/2022
Bệnh nang thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nang thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nang thận là khối dịch bất thường tại thận, có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên thận. Nang thận thường có hình tròn, dịch trong và không thông với đài bể thận.

Đăng ngày: 18/07/2022
Bệnh viêm tai ngoài là gì?

Bệnh viêm tai ngoài là gì?

Mùa hè nắng nóng, nhiều người quyết định đi bơi, đi biển du lịch để " giải nhiệt".

Đăng ngày: 16/07/2022
Hội chứng rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tổng quan Bệnh Rối loạn hoảng sợ cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Rối loạn hoảng sợ.

Đăng ngày: 07/07/2022
Lý do giật mình khiến sốt xuất huyết dễ lây khắp nhà, công sở

Lý do giật mình khiến sốt xuất huyết dễ lây khắp nhà, công sở

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Cell cho thấy bạn nên cực kỳ thận trọng với muỗi ngay cả khi đang bị bệnh sốt xuất huyết.

Đăng ngày: 01/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News