Liệu có khi nào biến đổi khí hậu không phải do con người? Có đấy, nhưng tỉ lệ là... 1 phần triệu
Nhiều người trong số chúng ta vẫn luôn cho rằng mọi thảm họa ngày nay đến Trái đất đều là do các hành động của con người. Nhưng với khoa học thì khác. Mọi thứ cần phải có bằng chứng, theo tiêu chuẩn mới có thể khẳng định được.
Hay nói cách khác, vẫn tồn tại khả năng mọi thứ là do quá trình tự nhiên của Trái đất tạo ra. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây từ phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore, dựa trên dữ liệu 40 năm từ vệ tinh, có thể khẳng định chắc chắn hiện tượng biến đổi khí hậu cực đoan như ngày nay là do con người gây ra.
Hay chính xác hơn là 99,99%.
Con người lạm dụng nhiên liệu hóa thạch khiến một lượng lớn khí nhà kính bị đẩy vào khí quyển.
Cụ thể, khoa học có một khái niệm gọi là "chuẩn vàng" - khi một hiện tượng được chứng minh bằng các bằng chứng khoa học. Khái niệm này dựa trên 5 cấp độ các hạt nguyên tử mà khoa học tìm ra, và chúng ta hãy xem ý nghĩa của chúng là gì.
Hành tinh của chúng ta hiện đang nóng lên, các hiện tượng tự nhiên đang ngày cực đoan, và thảm họa thiên nhiên diễn ra với mật độ ngày càng nhiều. Tất cả là do con người lạm dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tàn phá rừng - nơi hấp thụ và giữ lại CO2, khiến một lượng lớn khí nhà kính bị đẩy vào khí quyển.
Biến đổi khí hậu và con người - sự liên quan này không mới. Các vệ tinh đã theo dõi nhiệt độ toàn cầu từ thập niên 1970, từ đó đưa ra các dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng từ con người đến môi trường là như thế nào. Hay năm 1979, có một báo cáo tại Học viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ cũng sử dụng vệ tinh để theo dõi một số dữ liệu liên quan đến biến đổi khí hậu.
Mọi hành động của con người đã khiến thiên nhiên phải gánh chịu hậu quả.
Và nay, dựa trên tất cả các dữ liệu tìm được, chúng ta chính thức xác nhận các bằng chứng đã chạm đến "chuẩn vàng", chứng minh rằng mọi hành động của con người đã khiến thiên nhiên phải gánh chịu hậu quả.
"Nhân loại không thể bỏ qua các dấu hiệu rõ ràng như vậy nữa" - trích trong bản báo cáo.
Hiện tại, sẽ có những người không tin rằng biến đổi khí hậu là do nhân loại. Tuy nhiên, phải có đến 97% cộng đồng khoa học khẳng định trách nhiệm của loài người trong câu chuyện này.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.
