Liệu có phải chúng ta đang sống quá sạch sẽ?

Trong cuộc sống hiện đại cũng cố gắng vệ sinh mọi thứ sạch sẽ nhất có thể, thậm chí còn có người mắc bệnh cuồng sạch sẽ. Tuy nhiện thói quen sinh hoạt sạch sẽ quá mức chưa hẳn là một việc tốt thậm chí còn có tác hại đối với sức khỏe của chúng ta.

Không cần vệ sinh mọi thứ sạch sẽ quá mức vì sạch quá hóa hại

Vi khuẩn có lợi hay có hại?

Ngay từ thế kỷ XIX, chúng ta đã biết loại vi khuẩn nào gây ra các bệnh gì nhờ khám phá của bác sĩ người Đức Robert Koch. Sau đó, bằng việc giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, sức khỏe và tuổi thọ của loài người đã được cải thiện đáng kể.

Liệu có phải chúng ta đang sống quá sạch sẽ?

Hiện tại, nhân loại đang sống trong thời đại của sự sạch sẽ với các loại xà phòng có chứa chất kháng khuẩn, chất tẩy rửa gia dụng cũng được quảng cáo sẽ diệt tới 99,9% vi khuẩn. Cùng với đó, hàng loạt loại thuốc kháng sinh ra đời khiến con người gần như đang đẩy lùi vi khuẩn ra khỏi cuộc sống.

Nhưng hoàn toàn "đoạn tuyệt" với vi khuẩn thì có tốt không? Câu trả lời là không vì trên thực tế, không phải tất cả vi khuẩn đều gây hại. Thậm chí, những vi khuẩn gây bệnh thực chất chỉ chiếm phần rất nhỏ, còn phần lớn lại cực kì có lợi cho sức khỏe con người.

Liệu có phải chúng ta đang sống quá sạch sẽ?

Bên trong cơ thể người, các vi khuẩn tổng hợp nên vitamin tại ruột - tạo ra lớp bảo vệ ngoài da chống lại vi khuẩn gây hại, giúp tiêu hóa thức ăn.... Còn đối với môi trường, vi khuẩn giúp phân hủy chất hữu cơ, tạo ra phân nửa lượng khí oxy trên Trái đất và cân bằng hàm lượng nitơ trong không khí.

Có phải chúng ta đang sống quá sạch sẽ?

Năm 1989, nhà dịch tễ học người Anh - David Strachan là người đầu tiên đưa ra “giả thuyết vệ sinh”. Ông cho rằng việc tiếp xúc với vi khuẩn từ thời thơ ấu sẽ giúp chúng ta không bị dị ứng khi lớn lên.

Liệu có phải chúng ta đang sống quá sạch sẽ?

Dị ứng thực chất là sự rối loạn từ hệ thống miễn dịch của cơ thể, xem các tác nhân vô hại thành nguy hiểm. Theo nhà sinh vật học người Mỹ - Dorothy Matthews, hệ miễn dịch phản ứng thái quá với vi khuẩn có lợi là do đã quên đi cách để cùng chung sống với chúng.

Liệu có phải chúng ta đang sống quá sạch sẽ?
Đội quân này sẽ giúp bạn chống dị ứng. (Ảnh minh họa).

Nếu như “giả thuyết vệ sinh” là chính xác, thì chúng ta hoàn toàn có thể lí giải được việc số lượng người mắc chứng hen suyễn và dị ứng đã gia tăng nhanh chóng trong suốt 20 năm qua. Và điều này chỉ chứng tỏ một điều - chúng ta đã sống quá sạch.

Trong một nghiên cứu khác, những đứa trẻ được sinh tự nhiên có tỉ lệ bị dị ứng thấp hơn những đứa trẻ sinh mổ do được tiếp xúc ngay từ đầu với hệ vi sinh vật trong đường âm đạo của người mẹ.

Các chuyên gia cũng cho biết thêm, hệ vi sinh vật trong cơ thể thiếu đa dạng không chỉ khiến chúng ta dễ mắc dị ứng. Các vi khuẩn tốt đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển, sinh lý, trao đổi chất, chức năng não bộ. Do đó, việc thiếu hụt chúng có thể dẫn đến rất nhiều loại bệnh khác nhau.

Vậy chúng ta nên làm gì?

Điều tiên quyết mà chúng ta cần hiểu đó là học cách cân bằng giữa việc vệ sinh và chấp nhận chung sống với các vi khuẩn xung quanh.

Đầu tiên, ta không nên quá bị ám ảnh về sự sạch sẽ. Hãy để trẻ em giẫm lên một ít bụi bẩn trên sàn nhà hơn là các bà mẹ vội vã lao sạch và khử trùng vì lo ngại vi khuẩn làm hại bé. Thí dụ, khi một chiếc núm vú nhựa của trẻ con bị rơi xuống sàn thì các bậc phụ huynh nên rửa sạch nó đi thay vì "sốt xìch xịch" đi mua đồ mới. Việc làm này giúp phát triển hệ vi sinh vật của trẻ sơ sinh, làm giảm nguy cơ bị dị ứng.

Liệu có phải chúng ta đang sống quá sạch sẽ?
Đừng trở thành "thánh cuồng" sạch sẽ.

Tiếp theo là việc chúng ta vẫn làm hàng ngày - tắm. Các bạn nên rửa tay thường xuyên, vì tay là môi trường lây bệnh dễ dàng. Tuy nhiên, toàn bộ cơ thể thì không cần thiết phải được vệ sinh nghiêm ngặt như vậy. Việc tắm quá lâu hoặc tắm quá nhiều lần trong ngày sẽ phản tác dụng, vì bạn đã loại bỏ lớp vi khuẩn có lợi.

Liệu có phải chúng ta đang sống quá sạch sẽ?
Tóm lại là nên... tắm ít thôi.

Bạn cũng nên đa dạng hóa bữa ăn của mình với nhiều món và đặc biệt nên nuôi một chú chó hoặc mèo để giúp làm phong phú hệ vi sinh vật trong cơ thể.

Ngoài ra, bạn cần năng vận động ngoài trời. Các khu vực như bãi cỏ, rừng cây, sân vườn đều có chứa những vi khuẩn lành, làm phong phú hệ miễn dịch của bạn.

Liệu có phải chúng ta đang sống quá sạch sẽ?
Thay vì khư khư trong nhà sợ... bẩn, hãy ra ngoài và tận hưởng thiên nhiên đi nhé.

Và cuối cùng, cũng là điều rất quan trọng, đó là không lạm dụng thuốc. Việc tùy tiện sử dụng các loại thuốc kháng sinh sẽ làm rối loạn sự cân bằng vi khuẩn trong cơ thể và từ đó gây ra tổn hại cho phản ứng miễn dịch.

Nghiên cứu trên có rất nhiều lợi ích cho việc nhận thức về sức khỏe của con người. Trẻ em lớn lên trong một môi trường mà không bị ám ảnh sạch sẽ có tỷ lệ dị ứng và hen suyễn thấp hơn. Một số vi khuẩn cũng tích cực bảo vệ chúng ta khỏi bệnh đường ruột và thậm chí là cả chứng lo âu và trầm cảm.

* Bài viết thể hiện quan điểm của nhà báo khoa học Katia Moskvitch đăng trên BBC Future.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News