Liệu có sự sống khác tồn tại trong Hệ Mặt trời?

Bên dưới lớp băng dày của vệ tinh Europa, trong hơi nước bốc lên từ vệ tinh Enceladus và những mặt hồ Metan trên vệ tinh Titan, liệu có đang tồn tại các dạng sống ngoài Trái Đất. Chúng ta đề cập đến 3 vệ tinh này vì chúng nằm trong hệ măt trời và đều là "thế giới đại dương", một môi trường có chứa chất lỏng và chất lỏng giúp hình thành nên sự sống.

Liệu có sự sống khác tồn tại trong Hệ Mặt trời?

Các sinh vật sống cần phải có khả năng sinh trưởng, sinh sản và tự kiếm ăn giữa các loài khác. Tất cả những hoạt động trên đòi hỏi các cấu tạo phân tử phức tạp từ những thành phần cơ bản. Các chất lỏng như nước cho phép các hợp chất duy trì ở trạng thái lơ lửng thay vì rơi xuống do lực hấp dẫn. Điều này giúp chúng thường xuyên tiếp xúc với nhau, khi gặp điều kiện thích hợp, các phản ứng hóa học sẽ xảy ra và hình thành vật chất sống.

Liệu có sự sống khác tồn tại trong Hệ Mặt trời?

Nhưng nhiêu đó vẫn chưa đủ, các phân tử sinh học nhỏ nhưng phức tạp mà chúng ta biết rất nhạy cảm với nhiệt độ - quá nóng hoặc quá lạnh sẽ không thể tạo ra phản ứng. Nước dạng lỏng có một lợi thế là có nhiệt độ ổn định, không có sự biến thiên lớn về nhiệt độ, phản ứng hữu cơ càng dễ xảy ra. Chính vì điều này đã góp phần cho việc hình thành sự sống trên Trái Đất hàng tỷ năm trước và điều tương tự cũng có thể xảy ra với các hành tinh khác trong hệ mặt trời, ví dụ như ba mặt trăng băng giá này.

Liệu có sự sống khác tồn tại trong Hệ Mặt trời?

Europa, vệ tinh của sao Mộc

Với lớp băng dày hơn cả đỉnh Everest, bên dưới tồn tại một đại dương sâu hùng vĩ sâu tới 100 km. Các nhà sinh vật học cho rằng đại dương ngầm này có thể chứa sự sống. Nhờ có tàu thăm dò Galileo, ta có thể suy đoán được đại dương này có hàm lượng muối tương tự so với một số hồ trên Trái Đất. Nhưng hiện nay, hầu hết các tính chất của nó vẫn là một ẩn số.

Liệu có sự sống khác tồn tại trong Hệ Mặt trời?

Enceladus, vệ tinh của sao Thổ

Enceladus là một quả cầu băng nhỏ chỉ bằng khu vực Vịnh Mexico. Tương tự Europa, Enceladus cũng có thể có một đại dương đang ẩn sâu dưới lớp băng của nó. Nhưng Enceladus còn có cả mạch nước ngầm thường xuyên phun ra hơi nước và các mảnh băng nhỏ vào không gian. Các nhà sinh vật học tò mò liệu các mạch nước phun này có liên kết với đại dương phía dưới không. Họ hi vọng gửi được tàu thăm dò để xem liệu luồng hơi từ các mạch nước phun có chứa các vật chất hỗ trợ sự sống từ đại dương ngầm này hay không.

Liệu có sự sống khác tồn tại trong Hệ Mặt trời?

Titan, vệ tinh của sao Thổ

Mặc dù nước là chất được biết đến nhiều nhất cho việc hình thành và duy trì sự sống nhưng nước cũng không phải là môi trường tất yếu phải có. Như Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, nó có một bầu khí quyển dày đặc khí Nitơ chứa Metan và các phân tử hữu cơ khác. Những đám mây ngưng tụ và mưa trên bề mặt Titan khiến cho hồ và biển chứa đầy Metan lỏng. Hợp chất hóa học đặc biệt này không có tính hỗ trợ tốt như nước. Nhưng kết hợp với một khối lượng lớn chất hữu cơ rơi xuống từ những cơn mưa, những khối Metan lỏng này có khả năng hỗ trợ các dạng vật thể sống đặc biệt.

Liệu có sự sống khác tồn tại trong Hệ Mặt trời?

Ngoài Titan, Enceladus và Europa, trong hệ Mặt Trời của chúng ta cũng còn nhiều nơi có thể chứa đại dương khác như vệ tinh Callisto và Ganymede của sao Mộc, Triton của sao Hải Vương và cả sao Diêm Vương. Chỉ một hệ Mặt Trời bé nhỏ mà đã tồn tại nhiều tiềm năng về sự sống đến vậy thì ngoài vũ trụ bao la kia còn có thể chứa những bí mật không tưởng nào nữa?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dải Ngân Hà có khối lượng gấp 890 tỷ lần Mặt Trời

Dải Ngân Hà có khối lượng gấp 890 tỷ lần Mặt Trời

Dựa vào lực hấp dẫn và sự di chuyển của vật thể, các nhà khoa học tính toán khối lượng khổng lồ của dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 14/12/2019
Elon Musk sắp đưa cây cần sa lên vũ trụ

Elon Musk sắp đưa cây cần sa lên vũ trụ

SpaceX, công ty sản xuất và phóng tàu vũ trụ của tỷ phú Elon Musk sẽ đưa cây cần sa và cây cà phê lên Trạm vũ trụ quốc tế vào tháng 3.

Đăng ngày: 13/12/2019
Blue Origin thử nghiệm tàu du lịch không gian

Blue Origin thử nghiệm tàu du lịch không gian

Chuyến bay hôm 11/12 có thể là một trong những lần thử nghiệm cuối cùng trước khi Blue Origin cung cấp dịch vụ du lịch không gian cho khách hàng.

Đăng ngày: 13/12/2019
Tiểu hành tinh đường kính 500m phun đá ra không gian

Tiểu hành tinh đường kính 500m phun đá ra không gian

Nhờ tàu vũ trụ NASA, các nhà khoa học quan sát được những đợt phun vật chất gồm hàng trăm viên đá nhỏ của tiểu hành tinh Bennu.

Đăng ngày: 13/12/2019
Sự thật bất ngờ về cơn mưa helium trên sao Mộc

Sự thật bất ngờ về cơn mưa helium trên sao Mộc

Nghiên cứu mới cho thấy mưa helium có thể rửa neon khỏi bầu khí quyển phía trên của sao Mộc. Sao Thổ nhỏ và lạnh hơn sao Mộc, và các nhà vật lý kỳ vọng, mưa helium sẽ còn phổ biến hơn.

Đăng ngày: 12/12/2019
Sắp có mưa sao băng đẹp và lớn nhất năm

Sắp có mưa sao băng đẹp và lớn nhất năm

Đêm thứ sáu rạng sáng ngày thứ bảy (13-14/12), người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Geminids

Đăng ngày: 12/12/2019
Tìm ra đường vào

Tìm ra đường vào "thế giới nước" chứa sự sống ngoài hành tinh?

Vằn hổ màu xanh tuyệt đẹp và bí ẩn trên mặt trăng Enceladus của Sao Thổ có thể là cánh cửa vào đại dương ngầm nơi NASA tin rằng ẩn chứa sự sống ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 11/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News