Trái đất sống được nhờ sự tồn tại của một hành tinh khổng lồ khác

Một nghiên cứu mới công bố trực tuyến trên arxiv.org và sẽ được đăng tải trong tạp chí khoa học The Astronomical Journal số sắp tới đã cung cấp góc nhìn thú vị về cách mà một hành tinh khổng lồ trong Hệ Mặt trời đã giúp Trái đất trở thành một nơi có sự sống.

Gã khổng lồ đó chính là sao Mộc, hành tinh khí nặng gấp 318 lần Trái đất đã dùng lực hấp dẫn của nó giữ cho hành tinh của chúng ta không bị trôi khỏi quỹ đạo và cũng là hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời.

Trái đất sống được nhờ sự tồn tại của một hành tinh khổng lồ khác
Sự cân bằng hoàn hảo mà sao Mộc đã tạo ra bằng lực hấp dẫn tác động lên Trái đất đã giữ cho hành tinh của chúng ta có quỹ đạo ổn định, là điều rất cần để nuôi dưỡng sự sống - ảnh đồ họa từ Đài thiên văn Sourthen European

Nhà khoa học Jonathan Horner từ Đại học Nam Queensland (Úc), người đứng đầu nhóm nghiên cứu quốc tế này, giải thích rằng với sự to lớn của mình, chính sao Mộc đã tác động một lực hấp dẫn khổng lồ nhưng vừa đủ của Trái đất để giữ cho hành tinh của chúng ta luôn quay ở một quỹ đạo ổn định. Không có nó, theo thời gian Trái đất có thể trôi về một vị trí gần mặt trời hơn cả sao Kim, trở thành một hành tinh quá nóng và chết chóc.

Lực hấp dẫn của sao Mộc cũng ở mức vừa đủ để không kéo trái đất về phía nó và dìm hành tinh của chúng ta trong những kỷ băng hà kéo dài – thứ có lẽ không tuyệt diệt sự sống trái đất, nhưng ít ra sẽ gây thêm vài cơn đại tuyệt chủng.

Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình mô phỏng Hệ Mặt trời. Họ di chuyển sao Mộc sang các vị trí khác nhau trong Hệ Mặt trời và kết quả là trong 3/4 thử nghiệm, một vị trí khác biệt của gã khổng lồ này đã khiến Hệ Mặt trời sụp đổ trong vòng 10 triệu năm. Vì sao Mộc không chỉ liên quan đến sự ổn định của Trái đất mà còn của một số hành tinh khác nữa. "Các hành tinh bắt đầu đâm vào nhau và bị đẩy ra khỏi hệ mặt trời" – ông Horner nói.

Các kết quả này còn đem đến cho giới thiên văn học – khoa học hành tinh một hướng đi khác trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Hệ Mặt trời: nếu chúng ta muốn tìm thấy một bản sao trái đất, chúng ta cần tìm kiếm sự hiện diện của những gã khổng lồ khí như sao Mộc. Nếu ở một hệ hành tinh xa xôi nào đó, chúng ta tìm thấy một hành tinh đá cùng loại với Trái đất, ở trong vùng sự sống của sao mẹ và được giữ ổn định bởi một gã khổng lồ khí giống sao Mộc, hành tinh đó rất có thể sống được.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA lần đầu mở kho mẫu vật lấy từ Mặt trăng cách đây hơn 40 năm

NASA lần đầu mở kho mẫu vật lấy từ Mặt trăng cách đây hơn 40 năm

Lần đầu tiên, các nhà khoa học Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ có cơ hội tiếp cận với một số mẫu vật do tàu vũ trụ Apollo 17 lấy từ Mặt Trăng cách đây 40 năm.

Đăng ngày: 08/11/2019
Trung Quốc tham vọng tạo hạt giống biến đổi gene ngoài vũ trụ

Trung Quốc tham vọng tạo hạt giống biến đổi gene ngoài vũ trụ

Các nhà khoa học Trung Quốc dùng vệ tinh gửi hạt giống và cây trồng ra ngoài vũ trụ, lợi dụng phóng xạ cao để tạo nên những đột biến gene không thể xảy ra trên Trái Đất.

Đăng ngày: 08/11/2019
Những hình ảnh bề mặt sao Kim đầu tiên từ hành trình lịch sử Venera

Những hình ảnh bề mặt sao Kim đầu tiên từ hành trình lịch sử Venera

Venera là một chương trình vũ trụ với hàng loạt các tàu thám hiểm được Liên Xô phóng vào không gian vào những năm 1970 và 1980 nhằm nghiên cứu môi trường trên Sao Kim.

Đăng ngày: 07/11/2019
Boeing thử nghiệm tàu vũ trụ Starliner

Boeing thử nghiệm tàu vũ trụ Starliner

Tập đoàn Boeing của Mỹ ngày 4/11 thông báo đã thử thành công tàu vũ trụ Starliner - dự kiến sẽ là phương tiện để đưa các phi hành gia người Mỹ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Đăng ngày: 06/11/2019
Tàu NASA truyền tín hiệu đầu tiên từ không gian liên sao

Tàu NASA truyền tín hiệu đầu tiên từ không gian liên sao

Tàu Voyager 2 của NASA giúp cho các nhà khoa học xác định nơi kết thúc phạm vi ảnh hưởng của gió Mặt trời và bắt đầu không gian liên sao.

Đăng ngày: 06/11/2019
Trung Quốc lộ tham vọng 10.000 tỷ USD trên vũ trụ

Trung Quốc lộ tham vọng 10.000 tỷ USD trên vũ trụ

Lập khu kinh tế thương mại Trái Đất- Mặt Trăng, Trung Quốc từng bước hiện thực hóa kế hoạch Mặt Trăng.

Đăng ngày: 05/11/2019
Sao Thủy đi qua Mặt Trời - hiện tượng thiên văn hiếm gặp sắp diễn ra

Sao Thủy đi qua Mặt Trời - hiện tượng thiên văn hiếm gặp sắp diễn ra

Hành tinh sao Thủy sẽ di chuyển ngay trước Mặt trời vào ngày 11/11, là hiện tượng hiếm gặp được giới thiên văn mong chờ.

Đăng ngày: 05/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News