Liệu có thể chống sét đánh bằng tia laser?

Có thể bạn chưa biết, không phải bất kỳ tia sét nào đánh xuống đất đều hướng về phía cột thụ lôi.

Cột thu lôi hiện đang bảo vệ các tòa nhà bằng cách tạo ra một cầu nối điện trở thấp để sét từ các đám mây tới mặt đất.

Nhưng thực tế là vẫn còn một khoảng cách đáng kể giữa các cột thu lôi và các đám mây - và không có gì đảm bảo rằng các tia sét sẽ đánh trúng cột thu lôi thay vì các cao điểm khác.

Trong quá khứ, người ta đã thành công trong việc thử tạo ra một cầu nối bằng cách khai hỏa các tên lửa nhỏ đưa dây cáp dẫn điện lên các đám mây - nhưng điều này khó có thể triển khai trong thực tế do tốn kém.

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Châu Âu đã quyết định rằng họ sẽ hướng tia sét tới các cột thu lôi trên tháp viễn thông lớn Säntis, nơi thường bị sét đánh khoảng 100 lần một năm ở Thụy Sĩ. Và bí mật của họ là sử dụng tia laser để tạo ra một "con đường".

Liệu có thể chống sét đánh bằng tia laser?
Các nhà khoa học nghiên cứu dùng tia laser để dẫn đường cho tia sét. (Ảnh: Arstechnica.com).

Sử dụng tia laser để dẫn đường cho tia sét là một ý tưởng cũ, từng xuất hiện trong các tài liệu khoa học vào những năm 1970.

Một chùm tia laser cường độ cao sẽ có tác động tới vùng không khí mà nó đi qua - cụ thể là các phân tử hấp thụ ánh sáng sẽ nóng lên và bị đẩy ra ngoài - tạo ra khu vực áp suất thấp.

Điều quan trọng là nhiều phân tử nằm trong khu vực áp suất thấp này được tích điện, tạo ra một đường dẫn cho tia sét.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một tia laser có tần số 1 kiloHertz và sau hơn 6 giờ thử nghiệm, đã có 4 lần tia sét di chuyển dọc theo "con đường" tới cột thu lôi.

Mặc dù thử nghiệm không dẫn tới kết luận rằng toàn bộ các tia sét có thể được dẫn tới cột thu lôi nhưng về lâu dài nghiên cứu có thể tìm ra cách đảm bảo an toàn cho các công trình quan trọng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện chấn động về tình trạng

Phát hiện chấn động về tình trạng "kết hôn cận huyết" tại Hy Lạp thời cổ đại

Nếu như bạn sống ở Hy Lạp cổ đại, bạn sẽ được chứng kiến thường xuyên lễ cưới của những người anh chị em họ.

Đăng ngày: 17/01/2023
Top 6 chiếc đồng hồ lớn nhất thế giới: Không chỉ kỳ vĩ mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử

Top 6 chiếc đồng hồ lớn nhất thế giới: Không chỉ kỳ vĩ mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử

Tháp đồng hồ là một biểu tượng quan trọng của sự phồn vinh và niềm tự hào của các quốc gia. Nó cũng là một điểm đến thu hút hàng triệu du khách toàn cầu.

Đăng ngày: 17/01/2023
Chuyện gì xảy ra với những

Chuyện gì xảy ra với những "con tàu ma" trôi dạt các đại dương?

Tàu ma là một chiếc tàu không có thủy thủ đoàn sống trên đó, nó có thể là một tàu bị ma ám trong văn hóa dân gian hay viễn tưởng hư cấu.

Đăng ngày: 17/01/2023
Thuyền buồm lớn nhất thế giới sẽ ra khơi năm 2026

Thuyền buồm lớn nhất thế giới sẽ ra khơi năm 2026

Mẫu thuyền buồm dài 220m sử dụng lực đẩy từ sức gió và hệ thống chạy bằng khí gas hóa lỏng để chở khách trên đại dương.

Đăng ngày: 17/01/2023
Thành phố đầu tiên trên thế giới ra mắt dịch vụ Vũ trụ ảo

Thành phố đầu tiên trên thế giới ra mắt dịch vụ Vũ trụ ảo

Chính quyền thành phố Seoul công bố chính thức triển khai dịch vụ “Metaverse Seoul” (Vũ trụ ảo Seoul), theo phóng viên tại Hàn Quốc đưa tin.

Đăng ngày: 17/01/2023
Top 10 quốc gia khan hiếm đàn ông nhất thế giới

Top 10 quốc gia khan hiếm đàn ông nhất thế giới

Nếu như ở Trung Quốc, Ấn Độ, tỉ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới, khiến chênh lệch giới tính ngày càng căng thẳng thì ở những quốc gia dưới đây ngược lại.

Đăng ngày: 16/01/2023
Cách sinh tồn tại thành phố lạnh nhất thế giới

Cách sinh tồn tại thành phố lạnh nhất thế giới

Yakutsk là thành phố nằm trên bản đồ Siberia, Nga, và được coi là một trong những nơi lạnh nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 16/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News