Liệu pháp thể thực khuẩn có trở lại thay thế kháng sinh?

Thể thực khuẩn không phải là một phát hiện mới nhưng khi kháng sinh ra đời, liệu pháp này bị bỏ ngỏ và đi vào quên lãng. Nhưng trong bối cảnh kháng kháng sinh đang cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người như hiện nay thì liệu pháp này có thể trở lại để ngăn ngừa bệnh tật cho con người?!

Thể thực khuẩn trong lịch sử

Vào đầu năm 1890, Ernest Hankin (1865- 1939) - một nhà vi khuẩn học người Anh, đang học tại Ấn Độ thì tại đây bùng phát dịch tả dọc theo bờ sông Hằng. Đã có nhiều người chết do bệnh và người dân địa phương thả xác họ trên sông theo phong tục riêng. Nước sông Hằng ngày càng ô nhiễm và có thể càng làm cho dịch tả trở nên trầm trọng bởi theo quan sát của Hankin trên toàn châu Âu thì nguồn cung cấp nước bị nhiễm khuẩn làm cho bệnh tả tăng nhanh hơn. Nhưng ở đây, trên bờ sông Hằng, bệnh tả vẫn tương đối lắng dịu, những người mắc bệnh chết nhưng không lây lan cho người khác nhanh như cháy rừng như trước đây. Hankin kết luận rằng có cái gì đó bí ẩn trong nước đã giết chết các mầm bệnh trước khi chúng có cơ hội tàn phá cơ thể con người. Tuy nhiên, phải mất hơn 20 năm sau, một nhà khoa học người Pháp mới tìm ra thiên thần hộ mệnh của người dân dọc bờ sông Hằng là một loại virus, chúng có thể gây bệnh nhưng cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn cần loại bỏ và chúng đã xuất hiện để thanh lọc nước, loại bỏ vi khuẩn tả trước khi nó có thể lây nhiễm cho người dân địa phương.

Liệu pháp thể thực khuẩn có trở lại thay thế kháng sinh?
Một loại thể thực khuẩn được dùng để chữa bệnh.

Hơn 100 năm sau, tại Hội nghị thượng đỉnh Ý tưởng thay đổi thế giới tại Sydney, Australia, Heather Hendrickson, Đại học Massey ở Auckland, New Zealand đã mô tả lại trường hợp của Alfred Gertler - một nhạc sĩ nhạc jazz bị một tai nạn leo núi làm vỡ mắt cá chân và bị nhiễm trùng nặng. Các loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị đều không có hiệu quả vì mạch máu trong cơ thể hầu như không thể truyền thuốc đến với chỗ xương mắt cá bị vỡ. Nguy cơ buộc phải cưa chân rất cao. Thế nhưng, Alfred đã tìm được cho mình một vị cứu tinh - đó là liệu pháp thể thực khuẩn của Viện nghiên cứu Vi sinh Eliava ở Tbilisi, thủ đô Grudia, nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Tại Viện nghiên cứu này, vết nhiễm trùng của anh đã được các bác sĩ điều trị khỏi hẳn chỉ sau 3 ngày bằng liệu pháp thể thực khuẩn. Bên cạnh đó, thể thực khuẩn còn mang lại hiệu quả cao trong điều trị nhiễm khuẩn do các vết thương và vết bỏng cũng như phòng chống dịch bệnh đường tiêu hóa.

Và triển vọng thay thế kháng sinh?

Thể thực khuẩn không phải là phát hiện mới. Trong những năm 1920 và 1930 đã được nhiều bác sĩ Mỹ áp dụng trong điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của nhiều loại thuốc kháng sinh đã dẫn đến việc từ bỏ điều trị lây nhiễm bằng các sản phẩm thể thực khuẩn ở Mỹ và nhiều nước Tây Âu. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ, vi khuẩn bắt đầu phát triển phòng thủ mới chống lại các loại thuốc kháng sinh, gây ra những hậu quả đáng báo động như gây tử vong cho hàng trăm nghìn người mỗi năm và con số này có thể tăng lên 10 triệu vào năm 2050 (theo một báo cáo năm 2014 của Chính phủ Anh và các tổ chức từ thiện y sinh Wellcome Trust). Và liệu liệu pháp thể thực khuẩn có trở lại thay thế kháng sinh? Hendrickson cho rằng thể thực khuẩn có thể là một phương pháp đầy hứa hẹn cho cuộc tấn công đánh bại kháng kháng sinh.

Thứ nhất, thể thực khuẩn rất đa dạng, kết hợp với đặc thù riêng của chúng có thể cung cấp tiềm năng lớn cho phương pháp điều trị mới. Ngoài ra, số lượng của chúng rất phong phú, trong mỗi gam đất có nhiều khuẩn hơn số người trên hành tinh hiện nay và trong mỗi cơ thể con người đã sử dụng phòng thủ tự nhiên của mình, chẳng hạn như mũi của chúng ta có đầy đủ các thể thực khuẩn có thể giết chết vi khuẩn trong không khí chúng ta hít thở.

Thứ hai về ưu điểm của thể thực khuẩn, chúng có khả năng nhắm trúng mục tiêu cần tiêu diệt mà không làm ảnh hưởng đến cơ quan bên cạnh. Nếu thuốc kháng sinh được ví như một quả bom hạt nhân bùng nổ trong cơ thể vừa tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng tiêu diệt vi khuẩn có lợi thì thể thực khuẩn lại như người bắn tỉa, biết cách chọn ra kẻ thù trong khi để lại các đồng minh không hề hấn gì.

Thể thực khuẩn đã được bắt đầu nghiên cứu ở các nước Đông Âu và hiện nay, Hendricson đang cùng các học trò của mình tìm các thể thực khuẩn tự nhiên trong đất cũng như cách lưu trữ an toàn khi xây dựng thư viện của thể thực khuẩn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý do khiến bạn hay xì hơi

Lý do khiến bạn hay xì hơi

Uống quá nhiều nước có ga và ăn quá nhiều rau họ cải là hai trong số các nguyên nhân khiến con người xì hơi nhiều.

Đăng ngày: 27/11/2016
Hại người vì dùng cam thảo dài ngày

Hại người vì dùng cam thảo dài ngày

Cam thảo là vị thuốc phổ biến trong đông y lẫn tây y và cả trong công nghiệp thực phẩm, với khá nhiều đồ ăn, thức uống có thành phần cam thảo. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng thì cam thảo có thể gây ra một số phản ứng phụ, nguy hiểm cho sức khoẻ.

Đăng ngày: 25/11/2016
Phụ nữ vẫn luôn sống lâu hơn nam giới

Phụ nữ vẫn luôn sống lâu hơn nam giới

Nhìn dáng vóc lực lưỡng, tưởng như nam sống lâu hơn nữ, nhưng ngược lại, đàn ông vẫn không sống lâu bằng phụ nữ - và điều này cũng đúng đối với người anh em họ linh trưởng của con người, theo một nghiên cứu mới cho biết.

Đăng ngày: 25/11/2016
Australia: Bão

Australia: Bão "hen suyễn" khiến hàng nghìn người phải nhập viện

Ngày 24/11, giới chức Australia cho biết cơn bão "hen suyễn" xuất hiện ở nước này 3 ngày trước đã khiến 4 người tử vong và 3 người đang trong tình trạng nguy kịch cùng hàng nghìn người phải nhập viện.

Đăng ngày: 25/11/2016
Những điều cần biết về nhiễm virus Zika ở trẻ em

Những điều cần biết về nhiễm virus Zika ở trẻ em

Trung tâm Phòng chống Bệnh dịch Mỹ (CDC) đã ban hành hướng dẫn về cách phát hiện và điều trị virus này ở trẻ.

Đăng ngày: 25/11/2016
Ăn cà rốt, cải xoăn và khoai lang có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ khi về già

Ăn cà rốt, cải xoăn và khoai lang có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ khi về già

Ăn cà rốt, cải xoăn và khoai lang có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi, một nghiên cứu mới đây cho thấy.

Đăng ngày: 25/11/2016
Nước đá dễ nhiễm trực khuẩn mủ xanh gây nhiều bệnh tật

Nước đá dễ nhiễm trực khuẩn mủ xanh gây nhiều bệnh tật

Vi sinh Pseudomonas aeruginosa, còn gọi trực khuẩn mủ xanh trong nước đá bẩn khi xâm nhập vào phổi, thận, đường tiết niệu... có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Đăng ngày: 24/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News