Lở bùn từ thảm họa cháy rừng ở California, 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng và nhiều nhà cửa bị hủy hoại do mưa lớn đổ bùn và đá tảng từ những ngọn đồi tháng trước vừa trải qua vụ cháy rừng khổng lồ ở Nam California.


Người phát ngôn của hạt Santa Barbara, David Villalobos, cho biết phần lớn vụ thiệt mạng xảy ra ở Montecito, khu vực giàu có khoảng 9.000 người phía tây bắc Los Angeles. Ít nhất 25 người bị thương và một số khác bị mất tích. (Ảnh: AP).


Bùn đổ xuống rất nhanh trong đêm khuya từ dãy núi dốc Santa Ynez, đã cháy rụi sau đợt hỏa hoạn tháng 12/2017. Các khu vực bị cháy đặc biệt nhạy cảm, dễ gây ra lở bùn với sức tàn phá lớn do đất bị cháy không hấp thụ nước tốt và dễ bị xói mòn khi không có cây. (Ảnh: AP).


Hàng đống bùn chảy xuống hôm 9/1 đã cuốn trôi xe cộ và pha hủy nhà cửa. Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy bùn ngập tới tận thắt lưng nhiều cư dân. Các nhà chức trách đã chuẩn bị tinh thần đón lũ lụt thảm khốc vì mưa lớn được dự báo lần đầu tiên xảy ra trong vòng 10 tháng. (Ảnh: AP).


Không chỉ bùn, mưa lớn còn cuốn cả đá tảng chắn khắp các con đường. (Ảnh: AP).


Hoạt động sơ tán khẩn trương diễn ra ở những khu vực chịu hỏa hoạn gần đây tại các hạt Santa Barbara, Ventura và Los Angeles. Tuy nhiên giới chức cho biết chỉ có khoảng 10-15% số người trong khu vực di tản bắt buộc của Santa Barbara nghe theo cảnh báo. (Ảnh: AP).


Bùn lấp đầy phía trong một chiếc xe bị phá huỷ ở khu vực dân cư đang được sơ tán bắt buộc ở Burbank. Thiệt hại lớn nhất được ghi nhận trên đường Hot Springs ở Montecito, nơi người dân đã được cảnh báo sơ tán tự nguyện. (Ảnh: Getty).


Mưa lớn nhất diễn ra trong khoảng 15 phút từ 3h30 (giờ địa phương). Lượng mưa đạt hơn 127mm ở Montecito trong vòng 5 phút và khoảng 250mm ở Carpinteria trong 15 phút. (Ảnh: AP).


"Đường dẫn khí đốt bị vỡ, bạn có thể nghe thấy tiếng rít", một người dân cho biết. "Cột nhôm lớn giữ đường dây điện cao áp bị đánh vỡ một nửa. Nước chảy tóe ra từ các đường ống và vòi chữa cháy". (Ảnh: AP).


Các nhân viên cứu hộ dùng máy bay trực thăng để giải thoát cho những người bị mắc kẹt từ những mái nhà bởi cây cối và đường dây điện hỏng chặn đường. Có người đã kẹt trong nhiều giờ và bị phủ đầy bùn đất. (Ảnh: AP).


Montecito đang phải chịu tàn dư từ vụ cháy rừng bùng phát ngày 4/12/2017 và là vụ hỏa hoạn lớn nhất từng được ghi nhận ở California. Nó trải rộng trên hơn 1.140km2, phá hủy 1.063 ngôi nhà và các công trình khác. Ngọn lửa tiếp tục lan sâu vào vùng rừng rậm hoang dã. Toàn bang California cũng đang nằm trong tác động của cơn bão lớn. Lượng mưa kỷ lục 800 mm được ghi nhận ở San Francisco hôm 8/1, phá vỡ kỷ lục cũ là 600 mm từ năm 1972. (Ảnh: Getty).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News