Lỗ đen không phát ra ánh sáng, vậy làm sao biết được vị trí của chúng?

Không gian vũ trụ không thiếu những thế lực có thể tàn phá hành tinh nhỏ bé của chúng ta, từ những thiên thạch có khả năng phá hủy toàn bộ hệ sinh thái trên Trái đất đến những vụ nổ siêu tân tinh có thể xé nát cả hành tinh, nhưng có một thứ đáng sợ hơn tất cả, chúng có khả năng quét sạch mọi thứ đến gần, đó chính là lỗ đen vũ trụ. Liệu Trái đất khả năng bị nuốt chửng bởi một thứ khủng khiếp như vậy?

Lỗ đen không phát ra ánh sáng, vậy làm sao biết được vị trí của chúng?
Lỗ đen là vật thể nguy hiểm nhất trong vũ trụ.

Lỗ đen không phát ra ánh sáng, vậy chúng ta phát hiện ra vị trí của nó như thế nào?

Một lỗ đen là một vật thể rất đặc khiến không gian và thời gian xung quanh nó bị bẻ cong. Không có bất cứ thứ gì đủ nhanh để có thể thoát khỏi lỗ đen kể cả ánh sáng. Vì vậy, lỗ đen được ví giống như cái máy hút bụi vũ trụ với công suất vô hạn, ngấu nghiến mọi thứ và không để lại gì trên đường đi của nó.

Với việc quan sát ảnh hưởng của chúng đối với không gian xung quanh chúng ta có thể suy đoán ra vị trí lỗ đen. Khi hành tinh gần một lỗ đen, trường hấp dẫn lớn sẽ ảnh hưởng đến quỹ đạo của chúng. Nếu chúng ta quan sát một số ngôi sao quay xung quanh một điểm trống rỗng thì rất có thể điểm đó là một lỗ đen. Mặt khác, ánh sáng đi qua đủ gần chân trời sự kiện sẽ bị lệch hướng, xảy ra một hiện tượng được gọi là thấu kính hấp dẫn làm cho hình ảnh xung quanh bị bóp méo.

Lỗ đen không phát ra ánh sáng, vậy làm sao biết được vị trí của chúng?
Khi hành tinh gần một lỗ đen, trường hấp dẫn lớn sẽ ảnh hưởng đến quỹ đạo của chúng.

Kích thước của lỗ đen

Lỗ đen nhỏ có có khối lượng lớn gấp 100 lần khối lượng của Mặt trời. Chúng được hình thành khi một ngôi sao lớn tiêu thụ hết nhiên liệu và sụp đổ và có thể có tới 100 triệu lỗ đen nhỏ chỉ trong thiên hà Milky Way. Với trường hấp dẫn lớn chúng có thể ảnh hưởng đến một hành tinh từ một khoảng cách xa. Nếu lỗ đen này đi sượt qua Hệ Mặt trời, quỹ đạo của Trái đất sẽ thay đổi đáng kể và để lại hậu quả thảm khốc.

Lỗ đen không phát ra ánh sáng, vậy làm sao biết được vị trí của chúng?
Trong một thiên hà rộng lớn như thế này thì việc gặp phải một lỗ đen này là gần như không thể.

Vậy chúng ta có nên lo lắng không? Chắc là không. Mặc dù chúng có khối lượng lớn, các lỗ đen này chỉ có bán kính khoảng 300km hoặc nhỏ hơn. Trong một thiên hà rộng lớn như thế này thì việc gặp phải một lỗ đen này là gần như không thể.

Tiếp đến là lỗ đen siêu lớn với khối lượng gấp hàng triệu hoặc hàng tỷ lần Mặt trời và chân trời sự kiện có thể kéo dài hàng tỷ km. Những gã khổng lồ này phát triển đến tỷ lệ lớn bằng cách nuốt vật chất và hợp nhất với các lỗ đen khác. Lỗ đen siêu lớn không đi lang thang trong không gian, thay vào đó, chúng nằm ở trung tâm của các thiên hà.

Lỗ đen không phát ra ánh sáng, vậy làm sao biết được vị trí của chúng?
Lỗ đen siêu lớn không đi lang thang trong không gian.

Hệ Mặt trời của chúng ta đang ở trong quỹ đạo ổn định với khoảng cách an toàn 25.000 năm ánh sáng, xung quanh một lỗ đen siêu lớn nằm ở trung tâm của thiên hà. Nhưng mọi thứ sẽ thay đổi nếu thiên hà của chúng ta va chạm với thiên hà khác, Trái đất có thể bị hút về gần trung tâm thiên hà và bị nuốt chửng.

Các nhà khoa học đã dự đoán trong vòng 4 tỷ năm tới, thiên hà chúng ta sẽ va chạm với Thiên hà Tiên nữ. Và đó là một khoản thời gian đủ dài để chúng ta hiểu hết về lỗ đen và tìm phương án ứng phó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phương pháp mới cho phép chúng ta

Phương pháp mới cho phép chúng ta "nhìn" vật chất tối

Các nhà thiên văn học đã tìm ra cách mới để nghiên cứu quầng vật chất tối "vô hình" trong vũ trụ với độ chính xác cao.

Đăng ngày: 10/11/2020
Dịch vụ Internet vệ tinh của Elon Musk gây bất ngờ

Dịch vụ Internet vệ tinh của Elon Musk gây bất ngờ

Những kết quả kiểm tra thử nghiệm cho thấy tốc độ tải xuống của dịch vụ Starlink đạt mức 174 Mbps tại vùng nông thôn.

Đăng ngày: 10/11/2020
Sốc: Vật liệu sự sống xuất hiện ở 9 nơi trên thế giới ngoài hành tinh

Sốc: Vật liệu sự sống xuất hiện ở 9 nơi trên thế giới ngoài hành tinh

Trong quá trình thám thính mặt trăng Titan của Sao Thổ, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã tìm thấy nước và dạng hỗn hợp có thể chính là những khối xây dựng sự sống giống Trái Đất sơ khai.

Đăng ngày: 09/11/2020
Tàu vũ trụ siêu nhỏ in 3D tự di chuyển

Tàu vũ trụ siêu nhỏ in 3D tự di chuyển

Một nhóm nhà vật lý học ở Đại học Leidon in 3D phiên bản siêu nhỏ của USS Voyager, một tàu vũ trụ trong bộ phim khoa học viễn tưởng Star Trek.

Đăng ngày: 09/11/2020
Có một hành tinh bị văng khỏi Hệ Mặt trời

Có một hành tinh bị văng khỏi Hệ Mặt trời

Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Carnegie cho biết một hành tinh băng khổng lồ nằm giữa Thổ tinh và Thiên Vương tinh đã văng ra khỏi Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 09/11/2020
Thiên thạch gần 200m bay về phía Trái đất

Thiên thạch gần 200m bay về phía Trái đất

Thiên thạch to ngang Đại kim tự tháp chuẩn bị bay sượt qua hành tinh của chúng ta trong ngày 7/11 ở tốc độ hơn 46.670 km/h.

Đăng ngày: 08/11/2020
Lần đầu tiên phát hiện nguồn gốc của một vụ nổ vô tuyến nhanh bí ẩn

Lần đầu tiên phát hiện nguồn gốc của một vụ nổ vô tuyến nhanh bí ẩn

Các nhà nghiên cứu cho biết lần đầu tiên đã có những bằng chứng xác nhận một vụ nổ vô tuyến nhanh đã phát ra từ bên trong Dải Ngân hà.

Đăng ngày: 07/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News