Lộ diện sát thủ số một của đại dương 65 triệu năm trước

Loài mới được xác định ở bang Alabama - Mỹ đã tận dụng thảm họa tiểu hành tinh để soán ngôi "chúa tể đại dương" của các loài thương long.

Một loạt hóa thạch 65 triệu năm tuổi từ bang Alabama - Mỹ vừa được các nhà khoa học xác định là thuộc về một loài cá mập hoàn toàn mới, một trong những sát thủ đại dương số 1 từng hiện diện trên hành tinh.

Các hóa thạch là một loạt chiếc răng khủng khiếp, cực kỳ sắc nhọn, cho thấy "chủ nhân" phải là một loài ăn thịt đáng sợ.


Những chiếc răng hóa thạch được phát hiện ở bang Alabama - Mỹ - (Ảnh: SCITECH DAILY).

Loài mới được đặt tên là Palaeohypotodus bizzocoi, được phát hiện một cách hết sức tình cờ.

Theo SciTech Daily, một vài năm trước, một trong các tác giả của nghiên cứu là TS Hun Ebersole, Giám đốc Bộ sưu tập ở Trung tâm Khoa học McWane (Mỹ), xem xét một số hóa thạch tại Cơ quan Khảo sát địa chất bang Alabama.

Ông phát hiện ra một chiếc hộp nhỏ đầy răng hóa thạch được thu thập 100 năm trước ở hạt Wilcox. Là một chuyên gia về cá mập, ông vẫn không thể nhận ra nó thuộc loài gì.

Vì vậy, TS Ebersole và các cộng sự đã quyết định nghiên cứu.

Họ không chỉ tìm thấy một loài cá mập mới, mà còn tìm thấy một trong những quái vật biển trỗi dậy ngay đầu kỷ Cổ Cận.

Kỷ Cổ Cận là kỷ địa chất ngay sau kỷ Phấn Trắng. Điểm chuyển tiếp giữa hai kỷ này được đánh dấu bằng thảm họa tiểu hành tinh Chicluxub, tiêu diệt toàn bộ khủng long cũng như các họ hàng của chúng như dực long trên trời, thương long và ngư long ở đại dương.

Đối với đại dương trước đại tuyệt chủng, thương long được cho là nhóm quái vật đứng đầu chuỗi thức ăn đại dương.

Khoảng 75% sự sống Trái đất đã biến mất trong đại tuyệt chủng này. Đó cũng là thời cơ cho những kẻ thống trị mới.

Kích thước không quá lớn nhưng sớm trỗi dậy từ thời kỳ tăm tối, Palaeohypotodus bizzocoi trở thành sát thủ số 1 của đại dương đầu kỷ Cổ Cận, là thời kỳ môi trường sống dưới nước đang chập chững phục hồi.

Vào thế Cổ Tân, thế đầu tiên của kỷ Cổ Cận, phần lớn nửa phía Nam của bang Alabama nước Mỹ ngày nay được bao phủ bởi đại dương nông nhiệt đới đến cận nhiệt đới.

Đó là một môi trường sống cổ đại còn phủ trong đại dương bí ẩn, bởi vậy việc phát hiện loài thủy quái của buổi giao thời này là vô cùng quan trọng.

"Những khám phá tương tự cho phép chúng ta hiểu biết sâu sắc về cách cuộc sống ở đại dương phục hồi sau các sự kiện tuyệt chủng lớn và cũng cho phép chúng ta dự đoán các sự kiện toàn cầu ảnh hưởng đến sinh vật ngày nay như thế nào" - TS Lynn Harell từ Cơ quan Khảo sát địa chất Alabama, đồng tác giả cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Đăng ngày: 12/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News