Lỗ hổng ozone tại Nam Cực nhỏ nhất trong gần 3 thập kỷ

Lỗ hổng ozone hình thành ở Nam Cực vào tháng 9 năm nay là lỗ hổng có kích cỡ nhỏ nhất được các nhà khoa học theo dõi kể từ năm 1988.

Đây là kết quả nghiên cứu của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA).

Các nhà khoa học thuộc NASA và NOAA cho biết việc lỗ hổng ozone hình thành năm 2017 này có kích cỡ nhỏ nhất là do bản chất tự nhiên, chứ không phải một dấu hiệu cho thấy sự phục hồi nhanh chóng.

Các thông tin từ vệ tinh NASA cho thấy vào ngày 11/9 vừa qua, lỗ hổng ozone đã đạt kích thước có thể bao phủ khu vực gấp 2,5 lần diện tích nước Mỹ, tương đương với 19,7 triệu km2, sau đó thu hẹp dần cho đến tháng 10.

Lỗ hổng ozone tại Nam Cực nhỏ nhất trong gần 3 thập kỷ
Những tảng băng lớn trên Biển Ross ở Nam Cực ngày 12/11. (Nguồn: AP/TTXVN).

Các chỉ số đo đạc của NOAA cho thấy lớp ozone Nam Cực bị bào mòn ở mức thấp nhất so với thời kỳ đỉnh cao của chu kỳ phá hủy ozone vào năm 1988. Nhà khoa học trưởng về Khoa học Động đất thuộc NASA Paul Newman​ nhận định lỗ hổng ozone tại Nam Cực yếu một cách bất thường trong năm nay.

Theo ông, diễn biến này là đúng như dự báo của các nhà khoa học dựa trên điều kiện thời tiết tại tầng bình lưu của Nam Cực.

Các nhà khoa học đánh giá chính vùng lốc xoáy ấm và bất ổn ở Nam Cực, một hệ thống áp thấp tầng bình lưu di chuyển theo chiều kim đồng hồ tại vùng khí quyển của lục địa này, đã giúp thu hẹp tối đa đám mây tầng bình lưu hình thành ở tầng thấp hơn, qua đó ngăn ngừa việc xảy ra phản ứng hóa học có thể phá hủy ozone.

Kể từ năm 1991, diện tích trung bình của lỗ hổng ozone được theo dõi là vào khoảng 25,9 triệu km2.

Theo NASA và NOAA, diện tích lỗ hổng ozone hiện nay vẫn tương đối lớn do nồng độ các chất phá hủy ozone như clo và brôm vẫn đủ cao để bào mòn ozone đáng kể.

Các nhà khoa học dự báo đến năm 2070, lỗ hổng ozone tại Nam Cực có thể phục hồi lại như mức năm 1980 nhờ vào Nghị định thư Montreal liên quan đến việc giám sát các hợp chất gây phá hủy tầng ozone được ký vào năm 1987.

Lớp ozone ở tầng bình lưu cách bề mặt Trái Đất khoảng 11-40km. Lớp này đóng vai trò là tấm màng bảo vệ Trái Đất khỏi bức xạ tia cực tím có thể gây ung thư da và đục thủy tinh thể, ảnh hưởng đến các hệ miễn dịch cũng như tổn hại tới các loài thực vật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Sông băng Nam Cực tan chảy dễ đẩy nước biển dâng cao 3,4 mét

Sông băng Nam Cực tan chảy dễ đẩy nước biển dâng cao 3,4 mét

Sông băng Totten ở thềm băng đông Nam Cực đang tan chảy từ dưới đáy, đe dọa khiến mực nước biển dâng cao hơn 3,4 mét.

Đăng ngày: 05/11/2017
Chùm ảnh: Bão số 12 càn quét, Khánh Hòa tan hoang chưa từng thấy sau hơn 20 năm

Chùm ảnh: Bão số 12 càn quét, Khánh Hòa tan hoang chưa từng thấy sau hơn 20 năm

Tính đến chiều 4/11, toàn tỉnh Khánh Hòa có ít nhất 11 người chết và 1 người mất tích. Người dân ở đây thừa nhận kể từ năm 1993 tới nay mới có một trận bão mạnh như vậy.

Đăng ngày: 05/11/2017
Accu Weather cập nhật dự báo hiểm họa bão Damrey với Việt Nam, Lào, Campuchia

Accu Weather cập nhật dự báo hiểm họa bão Damrey với Việt Nam, Lào, Campuchia

Áp thấp nhiệt đới đã gây ra những vụ lở đất nghiêm trọng ở Philippines vào đầu tuần này, sau đó đã mạnh lên thành bão Damrey (theo tiếng Campuchia Damrey nghĩa là

Đăng ngày: 04/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News