Lò phản ứng sản xuất điện ở độ sâu 1,6km

Lò phản ứng nước áp lực của Deep Fission nằm sâu trong lòng đất, không đòi hỏi bộ điều áp, hệ thống làm áp và nhà lò, giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn.

Công ty khởi nghiệp Deep Fission tìm ra hướng mới để giải quyết vấn đề kinh tế và an toàn của điện hạt nhân. Ý tưởng của họ là xây dựng một lò phản ứng rộng chưa đến 76 cm và đặt trong giếng khoan sâu 1,6km, New Atlas hôm 27/8 đưa tin.

Lò phản ứng sản xuất điện ở độ sâu 1,6km
Lò phản ứng của Deep Fission sẽ sử dụng một số bộ phận giống lò thông thường. (Ảnh: Deep Fission).

Với tiềm năng cung cấp năng lượng vô hạn, điện hạt nhân từ lâu đã trở thành miền đất hứa đối với nhân loại. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế và an toàn, cùng với phản đối từ cộng đồng, cản trở sự phát triển của nguồn năng lượng này. Chi phí xây dựng nhà máy điện hạt nhân rất cao hầu như không liên quan tới bản thân công nghệ sản xuất điện hạt nhân. Nhiên liệu hạt nhân, ngay cả khi bao gồm tất cả chi phí xử lý, chỉ có giá 1.663 USD/kg. Do nhiên liệu hạt nhân có mật độ năng lượng cực cao và chi phí nhiên liệu liên tục giảm, công nghệ này đang trở nên ngày càng hiệu quả.

Chi phí thực đến từ kỹ thuật dân dụng cần thiết để duy trì lò phản ứng và bảo vệ môi trường trong trường hợp xảy ra tai nạn. Buồng áp suất lò phản ứng có thể cần thép dày 2,4 m và cấu trúc nhà lò xây từ bê tông cốt thép có thể dài tới 2m. Ngoài ra, chi phí còn bao gồm nền móng, thiết bị hỗ trợ, bộ điều áp, hệ thống làm mát...

Dù đang ở giai đoạn ý tưởng, kế hoạch của Deep Fission là xây dựng một lò phản ứng nhỏ dựa trên lò phản ứng nước áp lực thông thường (PWR) có thể đặt vào hố khoan. Giống như PWR, lò phản ứng của Deep Fission sẽ hoạt động ở áp suất 160 atmosphere và nhiệt độ 315 độ C. Thiết kế sẽ đơn giản hóa hơn nhiều và không đòi hỏi kỹ thuật dân dụng tốn kém nhờ hạ thấp lò phản ứng dọc theo giếng khoan tới độ sâu 1,6 km. Hai đường ống sẽ gắn vào lò, một để dẫn nước và một để vận chuyển hơi từ bộ phận sản xuất hơi nước.

Lò phản ứng mới sẽ sử dụng cùng loại nhiên liệu và nhiều bộ phận giống lò PWR, nhưng hầu như không có bộ phận chuyển động ngoại trừ thanh điều khiển vận hành từ xa. Do cột nước cao 1,6 km, nó sẽ điều áp lò phản ứng thông qua trọng lượng cực lớn, do đó không cần bộ điều áp và hệ thống làm mát sẽ hoàn toàn bị động. Ngoài ra, do bao bọc bởi lớp đá cứng sâu bên dưới mực nước ngầm, thiết kế trên cũng không cần hệ thống nhà lò.

Theo công ty, nếu lò phản ứng cần kiểm tra hoặc bảo dưỡng, các kỹ sư có thể kéo nó lên mặt đất bằng dây cáp trong khoảng 1 - 2 giờ. Thiết kế của lò phản ứng cũng tự giới hạn. Nếu bị quá nhiệt, phản ứng hạt nhân sẽ tự động hãm lại. Dù ý tưởng vẫn còn cả chặng đường dài trước khi trở thành hiện thực, Deep Fission bắt đầu quá trình chuẩn bị xin giấy phép từ Bộ Năng lượng để phát triển hệ thống và tìm vị trí địa lý thích hợp nhất cho nhà máy thí điểm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì xảy ra nếu rơi vào xoáy nước?

Điều gì xảy ra nếu rơi vào xoáy nước?

Xoáy nước có thể xuất hiện đột ngột trên sông hoặc trên biển, đe dọa kéo con người, động vật hoặc thuyền nhỏ xuống tầng đáy.

Đăng ngày: 29/08/2024
Ngắm mẫu

Ngắm mẫu "nhà bay" chống động đất của Nhật Bản, đúng là xứ Nhật, không gì là không thể!

Công nghệ thường đi kèm với nhu cầu thiết yếu của đời sống và mẫu “nhà bay” này của các kỹ sư Nhật Bản không phải là ngoại lệ.

Đăng ngày: 29/08/2024
Người Maya đã để lại

Người Maya đã để lại "mã QR" cách đây 3.000 năm?

Trong những năm gần đây, một tin tức về " mã QR của người Maya" đã lan truyền trên Internet, điều này đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi.

Đăng ngày: 28/08/2024
Paralympic: Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật và những dấu mốc lịch sử

Paralympic: Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật và những dấu mốc lịch sử

Hai tuần sau Olympic, Paris tiếp tục sôi động không khí lễ hội thể thao với Paralympic, cuộc so tài thể thao lớn nhất dành cho những người khuyết tật trên thế giới.

Đăng ngày: 28/08/2024
Vật thể tròn nhất thế giới

Vật thể tròn nhất thế giới

Những quả cầu silicon dùng để định nghĩa kilogram nhẵn đến mức nếu chúng lớn bằng Trái Đất, điểm cao nhất và thấp nhất cũng chỉ cách nhau vài mét.

Đăng ngày: 27/08/2024
Độc đáo khoảnh khắc siêu trăng xanh

Độc đáo khoảnh khắc siêu trăng xanh "nuốt chửng" sao Thổ

Những người ngắm siêu trăng xanh của Rằm tháng 7 vừa qua có thể đã nhận thấy một điều kỳ lạ: một hành tinh biến mất khỏi bầu trời.

Đăng ngày: 26/08/2024
Thư viện toàn cầu lưu trữ hạt mưa đá

Thư viện toàn cầu lưu trữ hạt mưa đá

Các hạt mưa đá với đủ loại hình dạng khác nhau đang được đo đạc và quét 3D để tạo nên một thư viện toàn cầu.

Đăng ngày: 26/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News