Lỗ thủng ozone có thể biến mất vào năm 2050
Lỗ thủng ozone tại Nam Cực đang bắt đầu thu nhỏ lại trong tương lai và có thể biến mất vào năm 2050 nhờ sự cắt giảm thải khí chlorofluorocarbons (CFC) và các khí khác làm suy yếu tầng ozone, theo các nhà khoa học Nhật Bản.
Phát hiện này dựa trên các nghiên cứu do nhà khoa học Eiji Akiyoshi tại Viện nghiên cứu môi trường quốc gia thực hiện. Theo báo cáo công bố trên trang web của Viện này, lỗ thủng tầng ozone hiện đang ở mức lớn nhất, tuy nhiên nó đang bắt đầu thu nhỏ lại dần dần vào khoảng năm 2020 và có thể biến mất vào năm 2050.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy lỗ thủng này sẽ không hàn gắn hoàn toàn cho đến nhiều năm sau đó do có nhiều tủ lạnh và hệ thống điều hòa, đa số nằm ở Mỹ và Canada, vẫn còn thải ra các hóa chất làm hại đến tầng ozone. Hiện cả hai nuớc này đang cố gắng ngăn chặn các hóa chất này bằng các sản phẩm mới hơn.
Nhiều vệ tinh và trạm theo dõi ở mặt đất đã theo dõi lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực từ khi nó được phát hiện vào những năm 1980. Lượng khí thải CFC vào bầu khí quyển trái đất đang giảm đi kể từ giữa những năm 1990 nhờ những nỗ lực giảm khí thải của quốc tế.
Hồi đầu tháng này, các nhà khoa học Mỹ cũng cho biết tầng ozone của Trái đất đang dần dần khôi phục sau các nỗ lực của quốc tế trong 20 năm gần đây.
TƯỜNG VY

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
