Lỗ thủng tử thần lộ ra giữa “trái tim” thiên hà chứa Trái đất
Dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA tiết lộ Sagittarius A* - "trái tim quái vật" của thiên hà chứa Trái đất - có một lỗ thoát khí kỳ lạ.
Sagittarius A* là lỗ đen trung tâm đang "ngủ đông" của trung tâm thiên hà Milky Way (Ngân Hà), tức thiên hà chứa Trái đất.
Lỗ thủng kỳ lạ vừa được phát hiện nằm cách Trái đất khoảng 26.000 năm ánh sáng và được kết nối với một cấu trúc giống như ống khói được phát hiện trước đó, vuông góc với mặt phẳng thiên hà.
Theo Sci-News, kết quả này tiết lộ cách mà Sagittarius A* có thể ăn và loại bỏ vật chất.
Lỗ thoát khí - với hình ảnh phóng to bên góc trái - được phát hiện trên cấu trúc "ống khói" của lỗ đen trung tâm thiên hà chứa Trái đất - (Ảnh: NASA)
Trước đó, sự phát xạ vô tuyến do hệ thống kính viễn vọng vô tuyến MeerKAT đặt tại Nam Phi ghi nhận cho thấy tác động của từ trường bao quanh khí trong "ống khói".
Sử dụng Chandra để nhìn kỹ hơn vào cấu trúc này, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Scott Mackey từ Đại học Chicago (Mỹ) đã phát hiện một số đường vân tia X gần như vuông góc với mặt phẳng thiên hà.
“Chúng tôi nghi ngờ rằng từ trường đang hoạt động như những bức tường của "ống khói" và khí nóng đang di chuyển qua chúng, giống như khói” - TS Mackey cho biết.
Cuối cùng, họ nhận thấy cấu trúc "ống khói" này có một lỗ thủng ở phần đầu.
Họ cho rằng lỗ thoát khí này hình thành khi khí nóng bốc lên qua "ống khói" chạm vào khí lạnh hơn nằm trên đường đi của nó. Độ sáng của thành lỗ thoát khí trong tia X là do sóng xung kích tạo nên bởi sự va chạm này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng khí nóng rất có thể đến từ một chuỗi các sự kiện liên quan đến vật chất rơi vào Sagittarius A* và sau đó phun trào từ lỗ đen, đi lên dọc theo ống khói và thoát ra ngoài qua lỗ thoát khí.
Nói cách khác, đó là những gì giải phóng từ "cú ợ hơi" của trái tim thiên hà chứa Trái đất, sau các bữa ăn.
Mặc dù đang trong trạng thái ngủ đông, Sagittarius A* vẫn xé toạc và nuốt chửng một ngôi sao cứ sau 20.000 năm hoặc lâu hơn.
Những sự kiện như vậy sẽ dẫn đến sự giải phóng năng lượng mạnh mẽ, bùng nổ, phần lớn trong số đó sẽ bốc lên qua lỗ thoát khí này và có thể là nhiều lỗ khác trong cấu trúc "ống khói".
Các hạt và năng lượng trong lỗ thoát khí này hứa hẹn cung cấp manh mối về nguồn gốc của hai cấu trúc bí ẩn và lớn hơn nhiều xung quanh thiên hà là Bong bóng Fermi và Bong bóng eROSITA.
“Nguồn gốc của Bong bóng Fermi và Nong bóng eROSITA là một trong những bí ẩn lớn nhất mà các nghiên cứu về bức xạ năng lượng cao từ thiên hà phải đối mặt. Chúng tôi đã phát hiện ra một cấu trúc nhỏ có thể đóng vai trò lớn trong việc tạo ra những bong bóng khổng lồ này” - TS Mackey nói.
Ngoài ra, các lỗ thoát khí kỳ dị này cũng cung cấp thông tin quan trọng về hoạt động bùng nổ trong quá khứ gần trung tâm Milky Way, giúp chúng ta hiểu thêm về thiên hà khổng lồ chúng ta đang trú ngụ.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người "bạn đồng hành kỳ lạ"
Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ thống sao đôi kỳ lạ, nơi có ngôi sao nhỏ nhất từng được phát hiện.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Phát hiện vật thể sáng nhất trong vũ trụ
Một chuẩn tinh mới phát hiện phá vỡ nhiều kỷ lục, không chỉ là chuẩn tinh sáng nhất từng được quan sát, đó còn là thiên thể sáng nhất được tìm thấy.
