Loài cá bé nhỏ biết leo cây được Cà Mau nghiên cứu bảo tồn và phát triển

Loài cá biết... leo cây, lội dưới nước và đi được trên cạn sẽ được tỉnh Cà Mau khôi phục, bảo tồn và phát triển sau thời gian bị đánh bắt vô tội vạ.

Ngày 21/2, tin từ UBND tỉnh Cà Mau, cho biết vừa có đề xuất đặt hàng đề tài nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ để khôi phục, bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá thòi lòi huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là đề tài nhiệm vụ khoa học, công nghệ thuộc chương trình quỹ gen năm 2020.


Cá thòi lòi đang leo cây trông rất dễ thương.

Trước đó, Bộ Khoa học - Công nghệ (KHCN) đã làm việc với tỉnh Cà Mau và được Bộ đồng ý hỗ trợ thực hiện 12 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ "Nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ để khôi phục, bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá thòi lòi ở huyện Ngọc Hiển".

Đề tài này xuất phát từ đề xuất của huyện Ngọc Hiển với Sở KHCN nhằm nghiên cứu, khôi phục và bảo tồn cá thòi lòi. Do loài cá này trong tự nhiên đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt vì người dân khai thác quá mức.


Cá thòi lòi đang tung tăng dưới nước.


Cá thòi lòi nằm trong đề xuất đặt hàng đề tài nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ để khôi phục, bảo tồn và phát triển.

Theo nhiều người dân lớn tuổi ở địa phương, trước đây cá thòi lòi có rất nhiều ở Cà Mau. Tuy nhiên, khi loài cá trên trở thành "đặc sản" được nhiều thực khách ưa chuộng thì số lượng cá thòi lòi trong tự nhiên giảm dần do hoạt động săn bắt của người dân để cung ứng cho các quán ăn, nhà hàng…

"Tôi rất vui khi hay tin ngành chức năng đặt hàng đề tài nghiên cứu giải pháp ứng dụng bảo tồn và phát triển cá thòi lòi. Nếu đề tài thực hiện thành công, chúng ta sẽ góp phần gìn giữ sự đa dạng hệ sinh thái tự nhiên", ông Nguyễn Văn Tình phấn khởi cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 29/04/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News