Loài cá cổ đại Tiktaalik roseae đã đi bộ trên mặt đất như thế nào?

Hóa thạch của loài cá cổ đại Tiktaalik roseae từ khoảng 375 triệu năm trước đây cho thấy bộ vây của chúng có hình dáng giống như gan bàn chân để có thể đặt xuống đáy sông hay suối.

Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu hóa thạch cá từ khoảng 375 triệu năm trước đây, nhằm tìm hiểu sự tiến hóa của vây cá khi chúng bắt đầu phát triển thành các chi để di chuyển trên đất liền.

Loài cá cổ đại Tiktaalik roseae đã đi bộ trên mặt đất như thế nào?
Cá cổ đại Tiktaalik roseae. (Nguồn: Livescience).

Nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (Proceedings of the National Academy of Sciences) ngày 30/12, theo đó bộ vây của cá cổ đại có hình dáng giống như gan bàn chân có thể đặt xuống đáy sông hay suối.

Các nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học Chicago đã sử dụng công nghệ quét CT để kiểm tra hình dạng và cấu trúc của các tia vây vẫn được bọc trong hóa thạch.

Các nhà khoa học này đã lần đầu tiên xây dựng các mô hình 3D kỹ thuật số về bộ vây của loài cá cổ đại Tiktaalik roseae và họ hàng của loài này dựa trên các dữ liệu hóa thạch.

Tiktaalik roseae được cho là loài trung gian tiến hóa giữa động vật dưới nước và động vật trên cạn.

Tia vây và ngạnh của loài cá này đã trải qua những thay đổi tiến hóa để trở thành xương và sụn tương ứng với phần chi trên.

Tuy nhiên các phần vây và ngạnh này thường không quan sát được vì chúng có thể vỡ vụn khi hóa thạch.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phần mềm hình ảnh để tái tạo các mô hình 3D để chúng có thể di chuyển, xoay tròn và tạo hình bộ xương của cá Tiktaalik roseae.

Kết quả cho thấy các tia vây của loài này được đơn giản hóa và kích thước tổng thể của toàn bộ hệ thống vây nhỏ hơn so với thế hệ trước của chúng.

Phần đỉnh và đáy của vây cũng đã trở nên bất đối xứng và các tia vây do các cặp xương hình thành.

Các tia vây lưng của cá Tiktaalik roseae lớn hơn nhiều lần so với tia vây ở bụng của nó, đồng thời cho thấy loài này có các cơ kéo dài ở mặt dưới của vây, giống như gốc thịt của lòng bàn tay chúng ta, theo đó có thể hỗ trợ chúng nâng đỡ trọng lượng cơ thể.

Theo các nhà khoa học, Tiktaalik roseae thậm chí đã mạo hiểm bước ra khỏi môi trường nước quen thuộc, để thực hiện những chuyến đi bộ ngắn qua vùng nước nông và bãi bồi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xác ướp 2 đôi nam nữ

Xác ướp 2 đôi nam nữ "kể" chuyện khó tin về cái chết ở đảo băng

4 thanh niên Eskimo sống vào những năm 1500 đã thành xác ướp nhờ khí hậu đặc biệt của hòn đảo Greenland, giữ nguyên bí mật về cái chết trẻ cho đến tận hôm nay.

Đăng ngày: 01/01/2020
Tìm thấy hổ phách chứa lông khủng long, rận cổ đại 99 triệu năm tuổi

Tìm thấy hổ phách chứa lông khủng long, rận cổ đại 99 triệu năm tuổi

Các nhà khoa học vừa khai quật được một viên hổ phách chứa lông vũ của khủng long cùng với nhiều con rận cổ đại gần 99 triệu năm trước.

Đăng ngày: 31/12/2019
Những phát hiện khảo cổ nổi bật năm 2019

Những phát hiện khảo cổ nổi bật năm 2019

Đền thờ "thần bọc da người", thanh kiếm 3.200 năm tuổi, lăng mộ chứa 50 xác ướp là ba trong những phát hiện đáng chú ý năm nay.

Đăng ngày: 31/12/2019
Mở rộng nghiên cứu bãi cọc Cao Quỳ

Mở rộng nghiên cứu bãi cọc Cao Quỳ

TP Hải Phòng phối hợp với các nhà khoa học tiếp tục xác định quy mô bãi cọc Cao Quỳ và tìm chứng tích lịch sử.

Đăng ngày: 30/12/2019
Phát hiện xác chuột đóng băng 41.300 năm còn nguyên lông

Phát hiện xác chuột đóng băng 41.300 năm còn nguyên lông

Nghiên cứu cho thấy chuột lemming cổ đại bị gãy xương đùi, nhiều khả năng chết do ngã từ trên cao.

Đăng ngày: 30/12/2019
Nếu khủng long bay không bị tuyệt chủng, con người có thể thuần hóa chúng thành thú cưỡi không?

Nếu khủng long bay không bị tuyệt chủng, con người có thể thuần hóa chúng thành thú cưỡi không?

Nhân loại luôn có tham vọng chinh phục và thuần hóa những loài động vật hoang dã, thế nhưng nếu khủng long bay không bị tuyệt chủng, con người có thể thuần hóa chúng thành thú cưỡi không?

Đăng ngày: 29/12/2019
Tìm thấy cung điện đồ sộ 1.000 năm tuổi của người Maya ở Mexico

Tìm thấy cung điện đồ sộ 1.000 năm tuổi của người Maya ở Mexico

Cung điện cổ từng được sử dụng trong giai đoạn năm 600-1050, mới được tìm thấy gần địa điểm du lịch ở Cancun và có thể sớm được mở cửa cho du khách tham quan.

Đăng ngày: 27/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News