Loài cá đi bộ dưới đáy biển Indonesia

Cảnh tượng con cá sử dụng hai vây để đi lại dưới đáy biển Indonesia lọt vào ống kính một thợ lặn.

Một thợ lặn tên Atsushi Sadaki ghi hình cá ếch tản bộ dưới đáy biển ngoài khơi đảo Sulawesi, Indonesia, National Geographic hôm 31/7 đưa tin. Sadaki từng trông thấy vài con cá ếch trong hơn 1.000 lần lặn dưới biển nhưng chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng tương tự.

Trong video, con cá sử dụng hai vây trước chĩa ra bên mình như bàn chân để bước đi trên bề mặt cát của đáy biển. Cá ếch là loài ăn thịt chuyên rình mồi, thường vồ những con cá nhỏ hơn bơi ngang qua. Những loài cá ếch khác nhau được tìm thấy trên khắp thế giới, nhưng phần lớn có xu hướng ẩn mình vào môi trường xung quanh, có nghĩa chúng không thực sự dựa vào tốc độ hay sự nhanh nhẹn để tìm mồi.


Con cá ếch lững thững đi bộ dưới đáy biển.

Ted Pietsch, tác giả cuốn sách Cá ếch trên thế giới, cho rằng con cá đi bộ trong video nhiều khả năng là loài cá ếch sọc vằn, sinh sống phổ biến ở Indonesia nhưng rất hiếm thấy do tài ngụy trang xuất sắc của chúng.

Dù phần phụ của cá ếch sọc vằn có thể trông giống như chân, đó thực chất là những chiếc vây. Một nghiên cứu về quá trình tiến hóa của cá ếch xuất bản năm 2012 trên tạp chí Molecular Phylogenetics and Evolution do Pietsch kết luận cá ếch có thể vận động bằng cách tiến về phía trước nhờ vây ngực và dựa vào sức nổi của nước để bật lên hiệu quả.

Trước khi cá ếch được nghiên cứu rộng rãi, các chuyên gia cho rằng chúng là loài lưỡng cư, có thể sử dụng chuyển động kiểu đi bộ để di chuyển trên đất liền. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2012 phát hiện quan điểm trên không đúng. "Một con cá ếch còn sống được đưa ra khỏi thủy cung và đặt trên bề mặt bằng phẳng tỏ ra khá bất thường. Cơ thể nó bất động và căng ra giống như một chiếc bánh kếp dưới sức nặng của chính nó", nhóm tác giả nghiên cứu cho biết.

Theo nghiên cứu của Pietsch, có khoảng 63 loài cá ếch sống trong các đại dương trên thế giới với nhiều phương thức ngụy trang khác nhau, một số thậm chí bắt chước bọt biển và nhím biển.


Cá ếch đi bộ dưới đáy biển. (Video: Caters News).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 02/01/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 29/12/2024
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 29/12/2024
Lực cắn của khủng long bạo chúa đáng sợ cỡ nào?

Lực cắn của khủng long bạo chúa đáng sợ cỡ nào?

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại sao khủng long bạo chúa có cơ hàm mạnh đến vậy. Sự khác biệt đến từ cấu trúc cơ và khớp hàm dưới của chúng.

Đăng ngày: 16/11/2024
Xác ướp phụ nữ 1.000 năm đi

Xác ướp phụ nữ 1.000 năm đi "giày thể thao" hiện đại

Các nhà nghiên cứu Mông Cổ đang tìm hiểu những bí ẩn xung quanh xác ướp hơn 1.000 năm tuổi của người phụ nữ đi đôi giày giống hệt giày thể thao Adidas hiện đại.

Đăng ngày: 13/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News