Loài cá kỳ lạ biết thuần hóa tôm

Các nhà nghiên cứu phát hiện ví dụ đầu tiên về động vật thuần hóa loài khác, đó là cá thia vây dài chiêu mộ tôm nhỏ chăm sóc trang trại tảo của chúng.

Trong chuyến thám hiểm rạn san hô ở Belize, nhóm nghiên cứu tại Đại học Griffith và Đại học Deakin phát hiện cá thia vây dài dường như đang thuần hóa tôm mysid. Cá thia thường trồng tảo làm thức ăn. Có vẻ như chúng sử dụng phân tôm làm phân bón giúp tảo phát triển. Đổi lại, tôm mysid có nơi ẩn náu an toàn. Cá thia sẽ đuổi bất kỳ kẻ săn mồi nào bơi tới quá gần.

Loài cá kỳ lạ biết thuần hóa tôm
Cá thia vây dài. (Ảnh: Rohan Brooker).

Các nhà khoa học xác nhận giả thuyết thông qua hàng loạt kiểm tra thực địa và thí nghiệm. Họ nhận thấy tôm mysid bị thu hút bởi mùi của cá thia dù chúng thường chủ động tránh mùi của động vật săn mồi và không đặc biệt quan tâm tới trang trại tảo. Để xem xét liệu cá thia có tích cực bảo vệ tôm hay không, nhóm nghiên cứu đặt tôm mysid trong một túi nước trong, sau đó để chiếc túi ở trong hoặc ngoài trang trại. Kết quả, khi ở ngoài trang trại, các loài cá khác tìm cách ăn thịt con tôm, nhưng ở trong trang trại, mọi loài ăn thịt mon men tới quá gần đều bị cá thia xua đuổi.

Cuối cùng, những chuyên gia kiểm tra lợi ích mà tôm mysid mang lại cho con cá. Họ phát hiện chất lượng tảo và sức khỏe của con cá được cải thiện khi có tôm mysid ở xung quanh, so với trang trại không có bóng tôm.

"Nghiên cứu thực địa và thí nghiệm hành vi mà chúng tôi tiến hành ở Trạm Carrie Bow Cay cung cấp bằng chứng mối quan hệ giữa cá thia và tôm mysid phản ánh quá trình thuần hóa, tương tự cách con người nuôi đông vật trang trại", William Feeney, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. "Đây là trường hợp đầu tiên về động vật có xương sống không phải con người thuần hóa loài khác". Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 7/12 trên tạp chí Nature Communications.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài rắn vảy óng ánh ở Việt Nam

Phát hiện loài rắn vảy óng ánh ở Việt Nam

Nhóm nghiên cứu quốc tế bắt gặp con rắn có những vảy màu sẫm óng ánh khi tìm hiểu đa dạng sinh quyển ở vùng rừng thuộc tỉnh Hà Giang năm 2019.

Đăng ngày: 10/12/2020
Hàng trăm con kền kền đen xâm chiếm thị trấn Mỹ

Hàng trăm con kền kền đen xâm chiếm thị trấn Mỹ

Một thị trấn ở bang Pennsylvania đang đau đầu tìm cách đối phó với đàn kền kền di cư nán lại lâu hơn do biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 10/12/2020
Không ăn uống suốt 8 tháng, sóc đất Bắc Cực làm thế nào để sống?

Không ăn uống suốt 8 tháng, sóc đất Bắc Cực làm thế nào để sống?

Sóc đất Bắc cực có thể tái chế chất dinh dưỡng của cơ thể trong quá trình ngủ đông kéo dài hàng tháng trời.

Đăng ngày: 09/12/2020
Khỉ cái đầu đàn và khỉ đực chia nhau ăn thịt đồng loại sơ sinh

Khỉ cái đầu đàn và khỉ đực chia nhau ăn thịt đồng loại sơ sinh

Sau khi nghe thấy tiếng hét thất thanh từ các ngọn cây, 2 con khỉ lao tới làm thịt đồng loại mới sinh của mình.

Đăng ngày: 08/12/2020
Phát hiện tổ trứng hiếm của loài rùa da lớn nhất thế giới

Phát hiện tổ trứng hiếm của loài rùa da lớn nhất thế giới

Các nhà bảo tồn tìm thấy tổ trứng đầu tiên của loài rùa da có nguy cơ tuyệt chủng sau hơn ba năm tại bờ biển Ecuador.

Đăng ngày: 07/12/2020
Đây mới là công dụng thực sự của bong bóng cá, xóa bỏ hiểu nhầm phổ biến hơn 300 năm qua

Đây mới là công dụng thực sự của bong bóng cá, xóa bỏ hiểu nhầm phổ biến hơn 300 năm qua

Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu những con cá có thực sự kiểm soát được thể tích của bong bóng bên trong cơ thể của chúng hay không?

Đăng ngày: 06/12/2020
Tại sao cá trê có nhiều râu?

Tại sao cá trê có nhiều râu?

Các nhà khoa học cho rằng sở dĩ cá trê có nhiều râu là do bộ phận này có thể giúp chúng ngửi và cảm nhận thức ăn xung quanh khi di chuyển trong bóng tối.

Đăng ngày: 06/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News