Loài cá kỳ lạ chen chúc nhau lên bờ để đẻ trứng

Khi thủy triều lên, hàng loạt cá grunion cố gắng bò lên bờ giống như "tự sát", đào lỗ trên cát để đẻ trứng.

Ở California (Mỹ) có một loài cá rất khác thường đó là loài cá Grunion nhỏ xíu, màu bạc, có thói quen giao phối khác thường. Chúng thường trườn ra khỏi mặt nước để đẻ trứng trên cát. Hiện tượng này xảy ra khi có thủy triều lên. Nếu bạn may mắn đến đúng thời điểm, thì sẽ có cơ hội nhìn thấy cảnh tượng hàng ngàn con cá trườn lên bờ dưới ánh trăng.

Loài cá kỳ lạ chen chúc nhau lên bờ để đẻ trứng
Loài cá này có thói quen giao phối khác thường.

Cá Grunion có thể được tìm thấy dọc theo các bãi biển Thái Bình Dương từ bãi biển Point Abreojos của Mexico, đến Santa Barbara ở California. Loài cá này không di cư, chúng cẩn trọng chọn một bãi biển để sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Toàn bộ chu trình dựa trên thủy triều. Cá Grunions lên bờ đẻ trứng trong bốn đêm liên tiếp khi thủy triều cao nhất, thời điểm mặt trăng tròn. Quá trình sinh sản xảy ra sau khi thủy triều dâng lên cao và tiếp tục trong vài giờ.

Thông thường chỉ một con cá đóng vai trò “trinh sát” sẽ bơi ra để kiểm tra xem bờ biển có phù hợp để đẻ trứng hay không. Nếu được, những con cá cái sẽ bắt đầu “nghi thức sinh sản” bằng cách vặn cơ thể và đào phần dưới của cơ thể xuống cát cho đến khi nó bị chôn vùi một nửa. Sau đó, con cái đẻ trứng vào lỗ cát. Những con cá đực bơi quanh và quấn mình quanh con cái, rồi cơ thể chúng quấn lấy nhau, cá đực sẽ thụ tinh cho trứng. Khi sóng đánh vào bờ, bọn cá grunion sẽ bơi về phía bờ thật xa nhất có thể. Sau khi sinh sản, hầu hết những con cá trưởng thành đều quay trở lại đại dương.

Loài cá kỳ lạ chen chúc nhau lên bờ để đẻ trứng
Cá cái vặn cơ thể và đào phần dưới của cơ thể xuống cát cho đến khi nó bị chôn vùi một nửa.

Cá trưởng thành có thể sinh sản trong nhiều lần liên tiếp, con cái có thể sinh sản tới sáu lần mỗi mùa. Con cái có thể đẻ tới 3.600 quả trứng trong một lần sinh sản. Trứng được giữ ẩm bằng nước thấm trong cát. Những cơn thủy triều thấp hơn vào vài ngày sau đó giúp cho trứng phát triển, còn cát thì bảo vệ chúng. Trứng nở khoảng chín ngày sau đó, khi loạt thủy triều cao tiếp theo quét qua chúng, kích thích trứng nở ra.

Nếu chỉ xem cá đẻ trứng không đủ thú vị, bạn cũng có thể bắt được bọn cá này ở California. Mùa mở cửa cho du khách bắt cá diễn ra trong tháng ba, tháng sáu và tháng bảy. 

Loài cá kỳ lạ chen chúc nhau lên bờ để đẻ trứng
Số lượng cá grunion được duy trì ở một mức độ khá ổn định.

Mặc dù bị săn bắt, nhưng số lượng cá grunion được duy trì ở một mức độ khá ổn định. Vấn đề quan trọng hơn là chúng đang bị mất môi trường sinh sản do xói mòn bãi biển, do con người xây dựng bến cảng và ô nhiễm. Việc xây dựng trên bãi biển, chẳng hạn như bọc thép bờ biển, có thể khiến chúng mất nơi đẻ trứng. Việc bảo dưỡng bãi biển, chẳng hạn như sử dụng máy ủi hoặc cào cát có thể phá mất tổ của cá con.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện rừng cỏ biển lớn nhất thế giới

Phát hiện rừng cỏ biển lớn nhất thế giới

Các nhà khoa học hải dương phát hiện rừng cỏ biển rộng hơn 66.000 km2 ở Bahamas, giúp tăng đáng kể ước tính về lượng cỏ biển tồn tại trên Trái đất.

Đăng ngày: 03/11/2022
Cá mập trắng tung người nhảy lên mặt nước ngay sát người lướt sóng

Cá mập trắng tung người nhảy lên mặt nước ngay sát người lướt sóng

Hình ảnh đáng kinh ngạc cho thấy con cá mập trắng lớn phi lên khỏi mặt nước cách người lướt sóng ở California không xa.

Đăng ngày: 02/11/2022
Mực ma cà rồng không thay đổi suốt hàng trăm triệu năm

Mực ma cà rồng không thay đổi suốt hàng trăm triệu năm

Mực ma cà rồng gần như không thay đổi so với tổ tiên sống cách đây hàng trăm triệu năm và thường được các nhà khoa học gọi là " hóa thạch sống".

Đăng ngày: 31/10/2022
Các nhà khoa học ghi lại được khoảnh khắc bọ khổng lồ ăn đầu cá dưới biển sâu

Các nhà khoa học ghi lại được khoảnh khắc bọ khổng lồ ăn đầu cá dưới biển sâu

Các nhà nghiên cứu ghi lại khoảnh khắc con bọ biển dài 20 cm ăn ngấu nghiến một chiếc đầu cá ngoài khơi Florida.

Đăng ngày: 30/10/2022
Ốc đảo thức ăn biến thành

Ốc đảo thức ăn biến thành "bẫy tử thần" vào mùa đông buốt giá

Những ốc đảo cung cấp lượng thức ăn phong phú cho loài vịt nhung thường nhưng cũng là " cái bẫy chết người" với con non trẻ thiếu kinh nghiệm.

Đăng ngày: 29/10/2022
Biển hấp thụ 22 triệu tấn CO2 mỗi ngày, chúng đang làm tan vỏ hàu, tẩy trắng san hô, đại dương bị axit hóa

Biển hấp thụ 22 triệu tấn CO2 mỗi ngày, chúng đang làm tan vỏ hàu, tẩy trắng san hô, đại dương bị axit hóa

Chỉ trong vòng 200 năm sau cách mạng công nghiệp, con người đã khiến pH của biển thay đổi nhanh hơn gấp 100 lần các quá trình tự nhiên xảy ra trong 50 triệu năm.

Đăng ngày: 28/10/2022
Xác cá voi lưng gù phồng to như quả bóng ở đảo Malcolm

Xác cá voi lưng gù phồng to như quả bóng ở đảo Malcolm

Canada- Các nhân viên cứu hộ tìm thấy xác cá voi lưng gù cái trương phình dạt vào bờ phía bắc đảo Malcolm tại British Columbia.

Đăng ngày: 28/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News