Loài cá sấu cổ đại có thể cắn nát rùa biển bằng một cú đớp

Loài cá sấu biển Lemmysuchus thống trị đại dương ở kỷ Jura có hàm răng cực khỏe có thể nghiền nát xương con mồi.

Michela Johnson, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành cổ sinh vật học tại Đại học Edinburgh, Anh giới thiệu trên tạp chí Zoological Journal về loài thủy quái của đại dương ở kỷ Jura - Lemmysuchus, Telegraph ngày 9/8 đưa tin.

Loài cá sấu cổ đại có thể cắn nát rùa biển bằng một cú đớp
Loài cá sấu biển Lemmysuchus từng thống trị biển cả ở kỷ Jura. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh).

Là một trong những cỗ máy săn mồi nguy hiểm nhất của đại dương, Lemmysuchus sống ở các vùng nước ven biển ở Anh khoảng hơn 165 triệu năm trước. Xương hóa thạch của loài này được phát hiện trong một hố đất sét gần Peterborough năm 1909 trước khi được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London.

Với cơ thể dài 5,8m được bọc trong lớp giáp dày ở lưng và bụng, hộp sọ có kích thước trên một mét, răng cùn phù hợp với việc nghiền xương và vỏ cứng, Lemmysuchus lớn hơn, nhanh hơn và đáng sợ hơn phần lớn các sinh vật khác ở biển. Bộ hàm của Lemmysuchus có thể nghiền nát lớp mai cứng của rùa biển chỉ bằng một cú đớp.

Trong nghiên cứu mới, loài này được đánh giá khác biệt với các loài cá sấu biển khác cùng thời. Lemmysuchus thuộc nhóm teleosaur đã tuyệt chủng song từng thống trị đại dương ở thế Trung Jura. Chúng có họ hàng xa nhưng lớn hơn nhiều cá sấu ngày nay. Phần lớn thời gian cá sấu biển sống dưới nước và có khả năng bò lên bờ để đẻ trứng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bia đá phủ đầy ký tự cổ thách thức các nhà khoa học

Bia đá phủ đầy ký tự cổ thách thức các nhà khoa học

Cao 1,5 mét và rộng 85cm, bia đá Montoro phủ đầy chữ khắc có niên đại từ thời Đồ sắt. C

Đăng ngày: 09/08/2017
Giường gấp tinh vi của pharaoh Tutankhamun

Giường gấp tinh vi của pharaoh Tutankhamun

Tutankhamun, pharaoh trị vì Ai Cập hơn 3.300 năm trước, yên nghỉ trên một chiếc giường có kết cấu giống hệt giường gấp hiện đại mà chúng ta sử dụng ngày nay.

Đăng ngày: 08/08/2017
Hóa thạch nguyên vẹn sau 110 triệu năm của khủng long bọc giáp

Hóa thạch nguyên vẹn sau 110 triệu năm của khủng long bọc giáp

Nhóm nghiên cứu phân tích bộ xương được bảo quản đặc biệt tốt của hóa thạch dài 5,5 mét với bộ da bọc giáp hoàn chỉnh từ đầu tới đuôi.

Đăng ngày: 08/08/2017
Tàn tích làng chài quê hương của tông đồ Chúa Jesus

Tàn tích làng chài quê hương của tông đồ Chúa Jesus

Các nhà khảo cổ học Israel và Mỹ nhiều khả năng đã tìm thấy quê nhà của Thánh Peter, Thánh Andrew và Thánh Philip gần biển Galille, còn được gọi là hồ Tiberias, ở phía bắc Israel.

Đăng ngày: 08/08/2017
Pharaoh Ai Cập là người đầu tiên mắc bệnh khổng lồ

Pharaoh Ai Cập là người đầu tiên mắc bệnh khổng lồ

Bộ xương đàn ông tìm thấy năm 1901 trong một ngôi mộ gần Beit Khallaf, Ai Cập, với chiều cao lên tới 1,987 mét, có thể thuộc về Sa-Nakht, pharaoh ở Vương triều thứ ba.

Đăng ngày: 07/08/2017
Xác ướp

Xác ướp "công chúa" gần 1000 tuổi vẫn còn nguyên tóc, lông mi dài cong vút

The Siberian Times đưa tin, các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra xác ướp 1 phụ nữ bị chôn vùi trong lớp băng tuyết ở Bắc Cực và được bọc bởi lớp lông thú dày

Đăng ngày: 06/08/2017
Hệ thống đường hầm bí ẩn từ Thế chiến I dưới nền siêu thị Anh

Hệ thống đường hầm bí ẩn từ Thế chiến I dưới nền siêu thị Anh

Các chuyên gia lịch sử tin rằng hệ thống đường hầm này có thể đã được sử dụng trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới.

Đăng ngày: 05/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News