Loài cây không thể diệt tận gốc khiến nhà khoa học bất lực

Cây cốt khí củ có thể thành ác mộng của người làm vườn bởi vẫn sống sót sau 19 lần nhà nghiên cứu tìm cách xóa sổ.

Theo Long Room, các nhà khoa học dành 5 năm nghiên cứu thực địa lớn nhất thế giới để kiểm tra những cách khác nhau nhằm ngăn chặn loài cây xâm hại mang tên cốt khí củ (Japanese knotweed) nhưng không thành công. Sau 19 lần tiêu diệt thất bại, nhóm nghiên cứu vẫn không tìm ra cách kiểm soát cốt khí củ mọc lan tràn.

Loài cây không thể diệt tận gốc khiến nhà khoa học bất lực
Cây cốt khí củ.

Cây cốt khí củ gây phiền phức cho người làm vườn bởi mọc nhanh tới mức khó tin và làm chết thực vật khác. Nghiên cứu tìm cách xóa sổ loài cây này của Đại học Swansea diễn ra tại hai địa điểm ở Taff's Well gần Cardiff và ở Swansea. Các nhà khoa học kiểm tra tất cả 19 phương pháp diệt thực vật bao gồm sử dụng hỗn hợp hóa chất, biện pháp tự nhiên hoặc kết hợp cả hai.

Cốt khí củ rất khó kiểm soát bởi phần rễ dưới lòng đất mọc mạnh và nhanh hơn phần thân cây ở phía trên mà người làm vườn có thể trông thấy. Theo nhóm chuyên gia, việc diệt tận gốc là bất khả thi và cần lưu ý tới đặc điểm sinh học của cây để đạt kết quả tốt nhất.

"Về cơ bản, chúng tôi khám phá làm thế nào để xử lý tốt nhất thực vật xâm hại trong điều kiện thực tế. Chúng tôi bắt đầu tập trung vào cốt khí củ. Hiện tại, phần lớn thông tin về người làm vườn bị ảnh hưởng bởi loài cây này được thu thập dựa trên lời kể. Điều này dẫn tới các công ty trục lợi có thể cung cấp giải pháp xử lý đắt đỏ và kém hiệu quả", giáo sư Dan Eastwood, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Theo giáo sư Dan Jones, đồng tác giả nghiên cứu, hóa chất tốt nhất để kiểm soát cốt khí củ là glyphosate. Nhưng các nhà nghiên cứu lo ngại thuốc diệt cỏ có thể đe dọa động thực vật hoang dã.


Cốt khí củ nhanh chóng phủ kín sân vườn sau vài tuần. (Video: YouTube).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Loài bướm với đôi cánh trong suốt này sẽ có ngày cứu lấy đôi mắt của chúng ta

Loài bướm với đôi cánh trong suốt này sẽ có ngày cứu lấy đôi mắt của chúng ta

Thế giới có hàng vạn loài bướm, mỗi loài có một đặc điểm, màu sắc khác nhau.

Đăng ngày: 06/05/2018
Loài hoa “đôi cánh thiên thần” cực lạ, may mắn lắm mới gặp

Loài hoa “đôi cánh thiên thần” cực lạ, may mắn lắm mới gặp

Phải may mắn lắm mới có thể bắt gặp chúng ở trên những dãy núi cao ngất ngưởng thuộc miền tây nước Mỹ.

Đăng ngày: 05/05/2018
Thịt nhân tạo

Thịt nhân tạo "lên ngôi" 2 năm tới?

Công ty Future Meat Technologies hiện đang tập trung vào việc tạo ra các tế bào cơ và mỡ vốn là nền tảng cốt lõi để tạo ra thịt nhân tạo.

Đăng ngày: 04/05/2018
Các nhà khoa học khám phá

Các nhà khoa học khám phá "nhịp tim" của cây

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cây cối chuyển động mỗi phút và theo vòng tuần hoàn như thể chúng có “nhịp tim” riêng của mình.

Đăng ngày: 04/05/2018
Sắp có hoa hồng

Sắp có hoa hồng "không héo", tỏa hương lâu hơn?

Theo báo New York Times, các nhà nghiên cứu Pháp đã hoàn thành bản đồ gene của hoa hồng, từ đó mở ra cơ hội chỉnh sửa gene để tạo ra những giống hồng nở hoa quanh năm.

Đăng ngày: 03/05/2018
Khám phá lan bóng ma, loài hoa của thế giới ngầm

Khám phá lan bóng ma, loài hoa của thế giới ngầm

Không như các loài thực vật khác, loài hoa của thế giới ngầm có màu trắng, không có diệp lục. Thay vì tạo quang hợp, nó sống ký sinh.

Đăng ngày: 02/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News