Loài chim biển chuyên "cưỡi bão" để kiếm ăn

Chim biển Pterodroma deserta bám theo những cơn bão thay vì né tránh chúng và tận dụng mặt biển bị khuấy động để săn mồi.

Nhóm nhà khoa học từ Viện Hải dương học Woods Hole (WHOI) phát hiện, chim biển Pterodroma deserta khai thác sức mạnh của bão để kiếm ăn và tìm kiếm những cơn bão trên đại dương để "cưỡi" chúng. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Cell Biology.

Loài chim biển chuyên cưỡi bão để kiếm ăn
Chim biển Pterodroma deserta khai thác sức mạnh của bão để kiếm ăn. (Ảnh: Kirk Zufelt/WHOI).

"Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy chim biển thường bay vòng qua bão hoặc trú ẩn trong mắt bão tĩnh lặng. Tuy nhiên, những con chim Pterodroma deserta mà chúng tôi theo dõi không làm cả hai điều này. Thay vào đó, 1/3 đàn chim bám theo cơn bão suốt nhiều ngày, vượt qua hàng nghìn km. Đây là lần đầu tiên chúng tôi quan sát thấy hành vi này", chuyên gia Francesco Ventura tại WHOI, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Chim biển Pterodroma deserta có kích thước tương đương bồ câu, làm tổ trên đảo Bugio, Bồ Đào Nha. Chúng dành nhiều tuần trên biển để kiếm ăn, thực hiện những chuyến bay khứ hồi dài 12.000km xuyên Đại Tây Dương. Nhưng vì không thể lặn sâu, chúng thường phải đợi đến đêm để cá, mực và động vật giáp xác ngoi lên gần mặt nước hơn.

"Chúng tôi đã liên kết vị trí của chim biển với những điều kiện bão, bao gồm sóng cao tới 8m và tốc độ gió 100km/h. Khi gặp gió mạnh, chúng giảm tốc độ tương đối so với mặt đất, có thể do dành ít thời gian bay hơn để tránh bị thương ở cánh. Ngoài ra, những luồng gió phía sau bão cũng cung cấp điều kiện gió thuận lợi. Điều ấn tượng là không có con nào trong số chim biển mà chúng tôi theo dõi bị bão gây thương tích và không có trường hợp nào rời bỏ tổ", Ventura cho biết.

Gió mạnh và biển động đưa nước biển sâu mát hơn lên bề mặt. Sự hòa trộn này cũng làm tăng chất diệp lục, khiến thực vật phù du dồi dào hơn, thu hút cá, mực và động vật giáp xác. Điều này tạo ra một bữa tiệc hải sản cho chim biển, giúp chúng tốn ít thời gian và năng lượng hơn để kiếm ăn.

Đây là lần đầu tiên hành vi "cưỡi bão" tập thể như vậy được ghi nhận. Đây cũng là thắng lợi lớn cho các nhà khoa học nghiên cứu cách bão và hiện tượng thời tiết khác tác động đến chim biển.

"Thật kinh ngạc khi thấy Pterodroma deserta biết cách khai thác tốt điều kiện gió quy mô lớn ở Bắc Đại Tây Dương cho chuyến bay của chúng. Nghiên cứu mới cung cấp những thông tin giá trị về sự dẻo dai và chiến lược kiếm ăn của chim biển khi đối mặt với hiện tượng thời tiết khắc nghiệt", Caroline Ummenhofer, nhà khoa học tại WHOI, nhận định.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khu vườn tư nhân trở thành

Khu vườn tư nhân trở thành "thiên đường" của loài chim ruồi ong nhỏ nhất thế giới

Chim ruồi ong, loài chim nhỏ nhất thế giới, có chiều dài chỉ từ 5-6 cm, là loài chim đặc hữu của Cuba.

Đăng ngày: 15/07/2024
Nếu thả một con cá sấu xuống ao có hàng trăm con cá Piranha, liệu cá sấu có bị cắn chết không?

Nếu thả một con cá sấu xuống ao có hàng trăm con cá Piranha, liệu cá sấu có bị cắn chết không?

Cá Piranha, nổi tiếng với hàm răng sắc nhọn và tập tính hung dữ, thường được miêu tả như những kẻ săn mồi đáng sợ.

Đăng ngày: 14/07/2024
Cá vàng: Kẻ thông minh bị hiểu lầm với trí nhớ 3 giây!

Cá vàng: Kẻ thông minh bị hiểu lầm với trí nhớ 3 giây!

Cá vàng (Carassius auratus) là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trái ngược với quan niệm sai lầm phổ biến, trí nhớ của chúng không chỉ giới hạn trong 3 giây ngắn ngủi.

Đăng ngày: 13/07/2024
Nghiên cứu cho thấy: Tim dơi đập 900 nhịp/phút khi bay

Nghiên cứu cho thấy: Tim dơi đập 900 nhịp/phút khi bay

Các nhà khoa học tiến hành đo nhịp tim loài dơi khi bay trong tự nhiên nhằm tìm hiểu nhu cầu năng lượng và chiến lược sinh tồn của chúng.

Đăng ngày: 13/07/2024
Loài rắn nước ở Việt Nam tưởng vô hại nhưng mang nọc độc chết người

Loài rắn nước ở Việt Nam tưởng vô hại nhưng mang nọc độc chết người

Tại Việt Nam có phân bố một loài rắn được biết đến với biệt danh " nữ hoàng bóng đêm". Dù đây chỉ là một loài thuộc họ rắn nước, nó lại sở hữu nọc độc cực kỳ nguy hiểm và có khả năng gây chết người.

Đăng ngày: 13/07/2024
Chó hoang hóa thân thành

Chó hoang hóa thân thành "vận động viên bơi lội", truy đuổi con mồi cực gắt

Chú linh dương kudu non này đã phải đối mặt với cơn ác mộng tồi tệ nhất của mình khi bị một bầy chó hoang đuổi theo.

Đăng ngày: 12/07/2024
Đâu là loài vật khỏe nhất thế giới?

Đâu là loài vật khỏe nhất thế giới?

Xét theo số cân nặng có thể nhấc được, voi đồng cỏ châu Phi xứng đáng là loài khỏe nhất thế giới với khả năng mang 9.000kg bằng vòi.

Đăng ngày: 11/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News