Loài chim không biết bay lớn nhất thế giới cổ đại

Chim Dromornis stirtoni sống ở Australia thời cổ đại nặng bằng một con bò và có phần đầu dài bằng cánh tay người.

Loài chim không biết bay Dromornis stirtoni từng lang thang ở đồng bằng Australia cách đây 50.000 năm, di chuyển bằng hai chân sau giống đà điểu emu. Đây là thành viên lớn nhất trong họ chim đã tuyệt chủng có tên "mihirungs", có nghĩa là "chim khổng lồ" trong tiếng thổ dân.

Loài chim không biết bay lớn nhất thế giới cổ đại
Hình dáng của chim Dromornis stirtoni cổ đại. (Ảnh: Brian Choo).

Trong nghiên cứu công bố hôm 15/3 trên tạp chí Diversity, các nhà khoa học mô tả quá trình phân tích hộp sọ của chim mihirung để tìm hiểu kỹ hơn về bộ não của chúng. Họ phát hiện có rất ít diện tích dành cho chất xám trong não của chúng, góp phần dẫn tới hình dáng hộp sọ khá kỳ lạ.

"Cùng với đôi mắt lớn nhô về phía trước và cặp mỏ rất to, hình dáng bộ não và dây thần kinh hé lộ loài chim này nhiều khả năng phát triển mạnh nhận thức chiều sâu, ăn lá và quả mềm", tiến sĩ Warren Handley, trưởng nhóm nghiên cứu ở Đại học Flinders, cho biết. "Phân tích bộ não và dây thần kinh cho chúng tôi biết nhiều về khả năng thụ cảm của chúng cũng như cách chúng sinh sống trong rừng rậm quanh các dòng sông và hồ nước trên khắp Australia trong thời gian cực dài".

Có biệt danh "Chim sấm", mihirung phân bố khắp Australia trong hàng triệu năm. Loài lớn nhất là Dromornis stirtoni có thể cao tới 3 m và nặng khoảng 600 kg. Nhóm nghiên cứu xem xét 4 hộp sọ hóa thạch từ 4 loài chim mihirung. Mẫu vật bao gồm hộp sọ 7 triệu năm tuổi của chim Dromornis stirtoni, hộp sọ 24 triệu năm tuổi của chim Dromornis murrayi, hộp sọ 12 triệu năm tuổi của chim Dromornis planei và hộp sọ của chim Ilbandornis woodburnei.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy bộ não và dây thần kinh của chim mihirung giống gà hiện đại và chim mallee fowl Australia nhất. Chúng dựa vào thị lực tốt để sinh tồn giống như chim đà điểm và chim emu.

Nhóm nghiên cứu sử dụng hình ảnh chụp cắt lớp hộp sọ để tạo ra mô hình bộ não của loài chim cổ đại. Loài lớn và tồn tại lâu nhất là Dromornis stirtoni, chết cách đây 50.000 năm. "Loài chim này có hộp sọ lớn nhất nhưng phía sau cặp mỏ to là xương sọ kỳ quặc. Để chứa các cơ bắp giúp cặp mỏ cử động, xương sọ trở nên cao và rộng hơn, vì vậy bộ não bên trong bị đè ép và làm phẳng để chứa vừa bên trong", Worthy giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khai quật lăng mộ nữ tướng đầu tiên ở Trung Hoa, sửng sốt với điều hiện ra trước mắt

Khai quật lăng mộ nữ tướng đầu tiên ở Trung Hoa, sửng sốt với điều hiện ra trước mắt

3.000 năm trước, một phụ nữ sống ở Trung Hoa thời nhà Thương từng là người được sủng ái bậc nhất, là nữ tướng đầu tiên và khi chết được chôn cất trong lăng mộ nguy nga.

Đăng ngày: 29/03/2021
Một phút để hiểu tại sao Tam Tinh Đôi có thể

Một phút để hiểu tại sao Tam Tinh Đôi có thể "viết lại lịch sử" Trung Quốc

Bộ tranh vui của họa sĩ Hey-stone đang gây sốt mạng xã hội Weibo những ngày qua đã giúp giải thích một cách đơn giản tại sao di chỉ Tam Tinh Đôi lại nổi tiếng và được quan tâm nhiều đến vậy.

Đăng ngày: 28/03/2021
Bí ẩn kho báu bằng vàng bên trong 3 mộ cổ nghìn năm tuổi ở Hungary

Bí ẩn kho báu bằng vàng bên trong 3 mộ cổ nghìn năm tuổi ở Hungary

Hơn một chục đồ tạo tác bằng vàng được tìm thấy trong 3 ngôi mộ cổ dành cho phụ nữ được khai quật ở khu mỏ Bükkábrány ở Hungary đã khiến các nhà khảo cổ vô cùng kinh ngạc.

Đăng ngày: 27/03/2021
Nghiên cứu bất ngờ: Tổ tiên con người từng đẻ trứng cách đây hàng triệu năm?

Nghiên cứu bất ngờ: Tổ tiên con người từng đẻ trứng cách đây hàng triệu năm?

Theo một nghiên cứu mới công bố, phụ nữ có hông to hơn nam giới là vì tổ tiên loài người thời nguyên thủy từng đẻ trứng, thay vì đẻ con như hiện nay.

Đăng ngày: 26/03/2021
Lão nông đào được 60kg vàng dưới giếng, chuyên gia nhận định: Còn 200 tấn vàng nữa

Lão nông đào được 60kg vàng dưới giếng, chuyên gia nhận định: Còn 200 tấn vàng nữa

Một người nông dân may mắn đã tìm được 60kg vàng khi đang đào giếng, thế nhưng các chuyên gia lại khẳng định còn 200 tấn vàng nữa ẩn giấu dưới lòng đất.

Đăng ngày: 26/03/2021
Khám phá bức vẽ thần nhện khổng lồ 3.200 năm tuổi

Khám phá bức vẽ thần nhện khổng lồ 3.200 năm tuổi

Bức tranh tường được phát hiện năm 2020 được cho là mô tả một thần nhện khổng lồ liên quan đến mưa và việc sinh sản.

Đăng ngày: 26/03/2021
Phục dựng thành công gương mặt pharaoh Akhenaten của Ai Cập cổ đại

Phục dựng thành công gương mặt pharaoh Akhenaten của Ai Cập cổ đại

Quá trình phục dựng kỹ thuật số hé lộ gương mặt của pharaoh cổ đại có thể là cha ruột của vua Tutankhamun với nhiều đường nét vương giả và vẻ trầm tĩnh.

Đăng ngày: 25/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News