Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục". Cặp mắt toàn màu đen của chú chim này đã gây sợ hãi cho không ít người ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Trong thế giới sinh học đa dạng và phong phú thì sự xuất hiện của mỗi một loài sinh vật mới luôn là động lực thôi thúc trí tò mò của nhân loại.

Xuất hiện trên mạng xã hội Reddit cách đây 1 ngày nhưng hình ảnh về một con chim lạ, có ngoại hình như sinh vật ngoài trái đất đã lôi kéo được sự chú ý của rất nhiều thành viên cộng đồng mạng xã hội này.


Chú chim lạ có cặp mắt đáng sợ

Chủ nhân của những bức ảnh cho biết, con chim kỳ lạ này được phát hiện tại vùng ngoại ô của một thị trấn ở Venezuela. Mặc dù có ngoại hình không khác nhiều so với các loài chim khác nhưng con chim này lại sở hữu một cặp mắt đen láy đến đáng sợ.


Con chim được cho là giống chim potoo

Đại đa số ý kiến đều cho rằng, với chiếc đầu tròn và mỏ rộng như vậy, đây chắc hẳn là chim potoo, loài chim có họ hàng gần với họ cú muỗi. Tuy nhiên, đôi mắt của chim potoo lại có tròng vàng và con ngươi đen nổi bật, khác hẳn với đôi mắt ám ảnh của chú chim trong bức ảnh. Vì vậy, cũng đã có ý kiến đưa ra, đây có thể chỉ là một hình nộm của chim potoo do ai đó bày ra để gây sự chú ý mà thôi.


Chân dung loài chim potoo

Tuy nhiên, khác xa với ấn tượng về loài chim potoo hay xấu hổ mà chúng ta từng được biết tới, chú chim ngoài hành tinh này lại khiến nhiều người cảm thấy kinh hãi khi nhìn thấy.

Chim Potoo chủ yếu sống ở phía Bắc của Nam Phi. Cái tên đậm chất "thổ dân" của loài chim kỳ dị này bắt nguồn từ tiếng kêu rên rỉ não nề do chúng phát ra. Ban ngày chúng thích đứng bất động trên những cành cây hoặc gốc cây khô, bộ lông màu ghi nâu giống vỏ gỗ xù xì giúp chúng ngụy trang dễ dàng, lẫn với cây cối xung quanh khiến kẻ thù không thể phát hiện được. Chính vì khó tìm như vậy nên giới khoa học phải rất may mắn mới gặp được loài chim Potoo, những bức ảnh chụp chúng hiện tại cũng không nhiều.

Potoo là thành viên trong họ chim Nyctibiidae, bao gồm hai chi Nyctibius và Phyllaemulor. Có 7 loài chim potoo khác nhau phân bố ở Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Caribe. Tuy có đôi mắt lớn và hoạt động về đêm, chúng không có họ gần với loài cú, theo ABC Bird.

Tùy theo từng loài, chim potoo có thể dài từ 20 đến gần 60 cm. Ngoài đôi mắt ngoại cỡ, những đặc điểm chính của loài chim này là phần đầu lớn, cổ ngắn, thân dài và cặp mỏ nhỏ uốn cong. Dù tập trung ở Trung và Nam Mỹ ngày nay, chúng từng phân bố rộng hơn nhiều. Hóa thạch chim potoo từ thế Thủy Tân cách đây 34 - 56 triệu năm được tìm thấy ở Pháp và Đức.


Chim Potoo xấu số 2 thì không còn ai top 1 nữa!

Potoo là một trong số ít những loài chim mà cả con trống và con mái đều có trách nhiệm với đời sống hôn nhân, đẻ xong liền thay nhau ấp trứng và nuôi con sau khi nở. Chúng khá lười, thích "ở không ăn sẵn" nên không thèm xây tổ mà đẻ trứng trong một chỗ trũng trên cành cây hoặc gốc cây mục. Trứng của loài Potoo có màu trắng và những đốm tím nâu, con non sẽ mổ vỏ chui ra sau khoảng 30 ngày ấp.

Chim Potoo hoạt động độc lập về đêm, thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng như châu chấu, bọ cánh cứng, đôi khi hứng lên chúng còn bổ sung vào thực đơn cả món dơi nữa. Với chiếc mỏ to đùng và size mồm ngang ngửa với hố bom, chúng có thể phát hiện con mồi nhanh như loài cú và đi săn cực nhanh gọn.

Chim Potoo có sở thích ngụy trang lẫn với cây cối. Đố anh tìm được em đấy!


Chiếc mồm như hố đen vũ trụ và tiếng kêu nỉ non của chim Potoo gây ám ảnh với những ai từng có cơ hội gặp gỡ chúng.

Chim potoo sống trong những khu rừng nhiệt đới và đồng cỏ cao. Chúng rất thích săn mồi từ cành cây nhô ra, chờ con mồi tiềm năng đến gần rồi sà xuống và tóm gọn nó bằng chiếc mỏ há to. Đôi cánh dài và đuôi của potoo giúp chúng giữ thăng bằng khi đuổi theo con mồi qua những thân cây.

Mỗi loài chim potoo có một tiếng kêu riêng. Âm thanh của chim potoo rất đa dạng từ tiếng gầm vang vọng của loài potoo lớn đến tiếng hót du dương của chim potoo thường hoặc tiếng rít chói tai của potoo phương bắc. Chim potoo phương bắc từng được coi như phân loài của potoo thường, nhưng hai loài thực sự tách biệt một phần do tiếng kêu khác nhau.

Hiện tại hiểu biết về loài chim Potoo vẫn còn khá hạn chế, bởi vậy chúng được xếp vào nhóm những loài quý hiếm. Có lẽ thịt của chúng cũng không có gì đặc biệt nên chẳng ai săn bắt chim Potoo cả!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 22/06/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 21/06/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 21/06/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 20/06/2025
10 loài rắn hiếm nhất hành tinh sắp tuyệt chủng

10 loài rắn hiếm nhất hành tinh sắp tuyệt chủng

Trước sự xâm lấn và phá hủy môi trường sống, các loài rắn hiếm đứng trước bờ vực tuyệt chủng với sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng loài.

Đăng ngày: 17/06/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 14/06/2025
Tại sao đom đóm lại phát sáng?

Tại sao đom đóm lại phát sáng?

Theo giáo sư Sara Lewis thuộc Trường đại học Tufts, Boston (Mỹ), những con đom đóm phát sáng lập lòe trong đêm mùa hè có thể chỉ là một kiểu phô trương về hình thức bề ngoài của chúng, giống như chiếc đuôi rực rỡ của các con công đực nhằm thu hút sự chú ý nơi “bạn tình”.

Đăng ngày: 14/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News