Loài cóc nhỏ Palawan tái xuất sau gần nửa thế kỷ

Các nhà khoa học phát hiện loài cóc nhỏ Palawan biến mất suốt 40 năm qua tại Philippines, trong chuyến nghiên cứu rừng rậm năm ngoái.

  • Chiêm ngưỡng 2 loài động vật thời cổ đại hiếm thấy vừa tái xuất
  • Chim tuyệt chủng hơn 7 thập kỷ tái xuất

Cóc "tuyệt chủng" gần nửa thế kỷ tái xuất

Trong chuyến khảo sát đa dạng sinh học tỉnh đảo Palawan hồi tháng 12 năm ngoái, các nhà khoa học phát hiện loài cóc nhỏ Palawan (tên khoa học: Pelophryne albotaeniata), một loài lưỡng cư đặc hữu.

Loài cóc nhỏ Palawan tái xuất sau gần nửa thế kỷ
Cóc nhỏ Palawan (tên khoa học: Pelophryne albotaeniata), một loài lưỡng cư chỉ có thể được tìm thấy ở Palawan, Philippines. (Ảnh: Centre for Sustainability)

Loài này hiện bị Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt vào danh sách động vật bị đe doạ và đã không còn được nhìn thấy suốt 40 năm qua.

Cũng trong chuyến khảo sát, các nhà khoa học phát hiện loài động vật lưỡng cư giống giun có tên caecilian Sông Malatgan, đặc hữu ở tỉnh đảo Palawan. Nó không được giới khoa học nhìn thấy suốt 50 năm qua.

"Thực ra đó là sự trùng hợp. Một trong số các sinh viên vô tình đi qua nó và nghĩ đó là một con giun. Nhưng hoá ra, nó là loài lưỡng cư sông Malatgan", Rafe Brown, một nhà sinh thái học về tiến hoá, thuộc Đại học Kansas, thuộc đoàn khảo sát, nói.

Trong khi nhiều khu rừng ở Philippines bị chặt phá để phục vụ phát triển, đào mỏ và nông nghiệp, đảo Palawan nhìn chung không bị tác động nhiều. Một nghiên cứu năm 2013 trên Science cho rằng Khu Bảo tồn Chim muông Thú rừng ở Palawan là khu vực bảo vệ không thể thay thế quan trọng thứ 4 trên thế giới, xét về việc bảo tồn đa dạng sinh học và các loài vật không thể tìm thấy ở một nơi khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News