Loài côn trùng có khả năng sao chép 99,99% hình dáng lẫn chuyển động của chiếc lá
Việc phải đóng giả làm một chiếc lá mặc dù đã có vẻ bề ngoài giống đến 99,99% không hề dễ như bạn nghĩ, bởi nó còn đòi hỏi khả năng diễn xuất hết sức tài tình, hóa thân linh hoạt thành lá còn xanh hoặc lá đã rụng
Bọ lá Malaysia (Phyllium bioculatum) là một loài sinh vật bản địa của khu vực phía Tây Malaysia. Đúng như tên gọi, bọ lá Malaysia sở hữu ngoại hình y hệt như một chiếc lá, thậm chí chúng còn sở hữu cả những đường gân trên “bộ cánh” và đốm đen không khác gì lá thật và kể cả khi nhìn gần, bạn cũng khó lòng mà phát hiện ra loài động vật này. Cơ thể của bọ lá Malaysia rất dẹt và dài khoảng 5-10cm, màu xanh lá cây, chân thường có đốm. Mặc dù có cánh nhưng bọ lá Malaysia cái sẽ không bay được vì cơ thể quá nặng, đồng thời đặc điểm hình thái này cũng khiến chúng di chuyển khá chậm chạp so với hầu hết những loài côn trùng phổ thông khác.
Bọ lá Malaysia được coi là bậc thầy trong thế giới côn trùng.
Không được đánh giá cao về tốc độ nhưng với khả năng ngụy trang, bọ lá Malaysia được coi là bậc thầy trong thế giới côn trùng. Khả năng này không chỉ dựa vào ngoại hình đặc trưng bẩm sinh mà còn cả diễn xuất tài tình của côn trùng này.
Cơ thể bọ lá còn có cả những mảng đen bắt chước phần lá bị héo.
Việc phải đóng giả làm một chiếc lá mặc dù đã có vẻ bề ngoài giống đến 99,99% không hề dễ như bạn nghĩ, đặc biệt là khi đối tượng cần qua mắt lại là những chú chim rất tinh ranh. Cụ thể, khi ngụy trang, bọ lá sẽ bám vào những cành cây bằng ngón chân và việc tiếp theo là hạn chế chuyển động một cách tối đa. Trên thực tế, loài động vật này gần như bất động trong hầu hết thời gian.
Trứng của bọ lá bắt chước hạt giống cây.
Thậm chí, ngay cả khi đẻ trứng, chúng cũng chỉ cử động một ít cơ và để trứng rơi xuống nền rừng. Điều thú vị là chính những quả trứng này cũng đã sẵn sàng ở trong trạng thái ngụy trang, khi sở hữu vẻ ngoài giống hệt với các hạt giống cây màu nâu. Bọ lá trưởng thành thường rất ít khi di chuyển sang một cái cây khác trong suốt cuộc đời.
Bọ lá non sở hữu ngoại hình màu nâu và sẽ chuyển dần sang màu xanh lá theo thời gian, thông thường phải mất 7 lần lột xác để bọ lá Malaysia có thể đạt hình thái hoàn chỉnh. Đương nhiên, khi chưa có ngoại hình giống một chiếc lá xanh, những con bọ lá Malaysia khó có thể ngụy trang ở trên cây, thay vào đó, chúng thường sống ở nền rừng và đóng vai một chiếc lá đã rụng. Để có thể diễn tròn vai, bọ lá Malaysia còn lắc lư người nhằm bắt chước cảnh lá bị gió thổi, nó cũng lợi dụng chính hoạt cảnh này để có thể di chuyển đến nơi cần thiết.
Mặc dù có cánh nhưng bọ lá Malaysia cái sẽ không bay được vì cơ thể quá nặng.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
