Loài gián ngày càng nhiều hơn, "đột biến" và không sợ thuốc

Nhiệt độ tăng cao được cho là nguyên nhân làm tăng số lượng gián đột biến. Thuốc diệt côn trùng không còn hiệu quả với chúng, khiến con người mệt mỏi tìm cách đối phó.

Theo Euro News, biến đổi khí hậu không chỉ gây ra sự gia tăng đáng lo ngại về số lượng gián, mà còn thay đổi cấu trúc di truyền của chúng.

Nhiệt độ tăng cao làm gián "đột biến"

Tại Tây Ban Nha, tính đến thời điểm này, chính quyền báo cáo số lượng gián tăng khoảng 33% so với năm 2023. Các chuyên gia cho rằng nhiệt độ nóng kỷ lục là nguyên nhân làm xuất hiện những con gián "đột biến" này.

Loài gián ngày càng nhiều hơn, đột biến và không sợ thuốc
Tây Ban Nha ghi nhận sự gia tăng gián "đột biến" - (Ảnh: Shutterstock).

Nhiệt độ tăng lên đồng nghĩa với chu trình trao đổi chất của gián tăng tốc. Điều này đặc biệt rõ ràng ở loài gián Đức, gây ra không ít lo ngại vì loài này rất phổ biến ở các gia đình và cơ sở kinh doanh thực phẩm.

Nhiệt độ nóng hơn mức trung bình cũng khiến mùa sinh sản của gián kéo dài hơn, đồng thời tăng khả năng kháng thuốc diệt côn trùng của chúng.

Tất cả những yếu tố này liên quan đến vấn đề sức khỏe cộng đồng rộng hơn và nghiêm trọng hơn. Nhiều người đã nhìn thấy gián xuất hiện thường xuyên hơn ở cả khu dân cư và cơ sở thương mại.

Jorge Galván, giám đốc Hiệp hội các doanh nghiệp Sức khỏe môi trường Quốc gia (ANECPLA), cho biết các chuyên gia lo ngại sự thay đổi di truyền này đang thách thức việc kiểm soát quần thể gián một cách hiệu quả. Khí hậu nóng lên cũng là "điều kiện lý tưởng cho việc ấp trứng".

Carlos Pradera, giám đốc kỹ thuật tại Anticimex, một công ty kiểm soát sinh vật gây hại, nhận định rằng "con người càng chiến đấu với gián, sức chịu đựng và thích ứng của chúng càng tăng", theo trang Murcia Today.

Không chỉ gián, các loài côn trùng khác như muỗi vằn cũng bắt đầu miễn nhiễm với những cách diệt côn trùng của con người.

Cần phương thức diệt côn trùng bền vững hơn

Tuy nhiên, những người làm công việc kiểm soát côn trùng đang cố gắng giải quyết tình trạng này, hướng đến sử dụng những phương pháp ít xâm lấn và bền vững hơn, từ việc cải thiện các biện pháp giữ vệ sinh đến dùng các loại bẫy cơ học. 

Pradera cho rằng đây là "những giải pháp tốt nhất". Các chuyên gia cũng xem cách này là "phòng bệnh hơn chữa bệnh".

Gián Đức lần đầu tiên được phát hiện ở châu Âu vào thế kỷ 18 và được kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong nhiều thập kỷ. Vào những năm 1990, việc xịt thuốc diệt côn trùng đã được thay thế bằng việc sử dụng "mồi ngọt" có chứa thuốc diệt côn trùng. Cách này giải phóng ít hóa chất gây hại cho môi trường hơn.

Tuy nhiên, các loài gián hiện nay ngày càng không nhạy cảm với cách diệt côn trùng này, có nghĩa là nhiều loài trong số chúng có thể sống sót, và sống dai hơn.

Gián có xu hướng thoát ra khỏi trạng thái ngủ đông khi mùa xuân đến gần. Theo WebMD, gián không chỉ có mùi hôi mà còn gây bệnh vì chúng di chuyển khắp nơi, trong khi trên cơ thể chúng chứa rất nhiều vi khuẩn.

Gián hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Vì vậy, nhiều người ngày càng thấy nhiều gián chạy quanh các biệt thự hoặc khách sạn tại Tây Ban Nha khi mặt trời lặn. Điều này không chỉ khiến người dân mệt mỏi, mà các du khách có kế hoạch đến Tây Ban Nha vào dịp hè cũng ái ngại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiều lần tìm thấy vàng, chuyên gia nhận định: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể có báu vật

Nhiều lần tìm thấy vàng, chuyên gia nhận định: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể có báu vật

Trong lịch sử từng có nhiều ghi chép ghi nhận những mối tương quan giữa thực vật và đất có chứa khoáng sản.

Đăng ngày: 27/04/2024
NASA lo lắng vi khuẩn đột biến ở Trạm Vũ trụ lây lan xuống Trái đất

NASA lo lắng vi khuẩn đột biến ở Trạm Vũ trụ lây lan xuống Trái đất

Liệu Trái đất có sớm bị xâm chiếm bởi một loài vi khuẩn đột biến siêu kháng thuốc từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), giống trong những bộ phim khoa học viễn tưởng?

Đăng ngày: 26/04/2024
Dân nghèo Nepal đổi đời nhờ cung cấp loại cây bụi cho Nhật Bản làm giấy in tiền

Dân nghèo Nepal đổi đời nhờ cung cấp loại cây bụi cho Nhật Bản làm giấy in tiền

Một loại cây bụi mọc trên những sườn đồi Nepal nghèo khó đang cung cấp nguyên liệu thô để làm tiền giấy được sử dụng trong hệ thống tài chính phức tạp nhất châu Á.

Đăng ngày: 26/04/2024
Con người nghiên cứu loài kiến để viết thuật toán

Con người nghiên cứu loài kiến để viết thuật toán

Bằng cách xem đàn kiến là một hệ thống thông minh bao gồm nhiều cá thể tuân theo những quy tắc đơn giản, nhà khoa học Bỉ, Deneubourg có thể mô phỏng chúng bằng các thuật toán.

Đăng ngày: 26/04/2024
Xác định liên hệ chết người giữa vi khuẩn miệng và ung thư

Xác định liên hệ chết người giữa vi khuẩn miệng và ung thư

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature chỉ ra một tác nhân thúc đẩy sự tiến triển của loại ung thư gây chết người hàng thứ 2 thế giới.

Đăng ngày: 21/04/2024
Có thể bạn chưa biết: Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần

Có thể bạn chưa biết: Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần

Nghiên cứu phát hiện 81% số ong chúa bị ngập nước hoàn toàn vẫn sống sót sau 7 ngày, sau đó sống khỏe trong 8 tuần nữa trong điều kiện khô ráo.

Đăng ngày: 20/04/2024
Hơn 1.000 tỷ con côn trùng này đội đất chui lên khiến nước Mỹ rơi vào

Hơn 1.000 tỷ con côn trùng này đội đất chui lên khiến nước Mỹ rơi vào "thảm họa" lớn nhất trong 221 năm

Kể từ năm 1803, đây sẽ là lần đầu tiên những con côn trùng thuộc 2 lứa này cùng lúc xuất hiện ở Mỹ.

Đăng ngày: 19/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News