Loài hoa biết giả mùi côn trùng chết để thu hút ruồi
Các nhà sinh vật học phát hiện một loài hoa chưa từng được biết đến ở Hy Lạp có chiến thuật thụ phấn "lừa đảo" độc nhất vô nhị.
Theo mô tả trên tạp chí Frontiers in Ecology and Evolution hôm 21/5, loài thực vật mới được đặt tên là Aristolochia microstoma đã trải qua hàng triệu năm tiến hóa để phát triển hoa có mùi hôi giống như xác côn trùng thối rữa, nhằm thu hút một loài ruồi đặc biệt có tên khoa học là Megaselia scalaris, còn được gọi là ruồi quan tài, sinh vật chuyên đẻ trứng vào bên trong cơ thể côn trùng chết để đảm bảo ấu trùng nở ra có sẵn nguồn thức ăn dồi dào.
Mẫu vật Aristolochia microstoma được phát hiện ở Hy Lạp. (Ảnh: T. Rupp/B. Oelschlägel/K. Rabitsch).
Tuy nhiên, A. microstoma không phải là loài thực vật ăn thịt, thay vào đó, nó dụ những con ruồi cái tới vì mục đích thụ phấn.
"Khám phá của chúng tôi là trường hợp đầu tiên được biết đến về một loài hoa có khả năng đánh lừa các loài động vật thụ phấn thông qua việc bắt chước mùi xác chết của côn trùng", Giáo sư Stefan Dötterl từ Đại học Paris Lodron của Áo, tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh.
Trong tự nhiên, chỉ có 4 - 6% thực vật có thể giả mùi hương hoặc hình dạng của các loài khác để thu hút động vật thụ phấn, trong đó có nhiều thành viên thuộc chi Aristolochia (Nam mộc hương).
"Aristolochia là một nhóm thực vật lớn chứa hơn 550 loài trên khắp thế giới, phổ biến nhất là ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới", Giáo sư Christoph Neinhuis từ Vườn Bách thảo của Đại học Công nghệ Dresdencho của Đức, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết thêm.
Phân tích chi tiết hỗn hợp tạo mùi ở hoa A. microstoma cho thấy nó chứa 16 chất bay hơi, bao gồm một số phân tử chứa nitơ, lưu huỳnh, oligosulfide và đặc biệt là alkylpyrazine, hợp chất hiếm khi được tạo ra bởi thực vật có hoa. Các nhà khoa học cũng xác định được sự hiện diện của 2,5-dimethylpyrazine, chất tạo mùi thơm giống như gạo hoặc đậu phộng rang.
Các nghiên cứu trước đây gợi ý rằng A. microstoma được thụ phấn bởi côn trùng sống trên lá như kiến. Phát hiện mới cho thấy điều này không chính xác, thay vào đó, loài thụ phấn chính là ruồi quan tài Megaselia scalaris.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
