Loài khủng long có gai mọc tua tủa trên vai, thích nhảy múa tán tỉnh bạn tình

Những con Ubirajara joongatis có ngoại hình giống lũ công với chiếc bờm lông màu vàng và nâu dọc lưng, đi kèm với những chiếc gai dài mọc tua tủa từ vai.

"Chúng ta quá bảo thủ trong việc tái tạo các loài khủng long. Tôi nghĩ chúng ta phải giàu trí tưởng tượng hơn một chút", Robert Smyth, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Portsmouth (Anh) - tác giả của nghiên cứu về loài khủng long mới cho biết.

Ubirajara joongatis (có nghĩa là chúa tể của ngọn giáo) là loại khủng long chân thú ăn thịt, sống cách đây 110 triệu năm trong kỷ Phấn trắng.

Loài khủng long chân thú nổi tiếng hiện nay là T-rex. So với trọng lượng khoảng 7 tấn của T-rex, Ubirajara joongatis khá nhỏ bé.

Loài khủng long có gai mọc tua tủa trên vai, thích nhảy múa tán tỉnh bạn tình

Loài khủng long có gai mọc tua tủa trên vai, thích nhảy múa tán tỉnh bạn tình
Ubirajara joongatis có ngoại hình khá kỳ dị. (Ảnh: Paleocreation).

Phần hóa thạch của Ubirajara joongatis tìm thấy trong hai phiến đá vôi tại một di chỉ ở đông bắc Brazil. Nhờ được bảo quản tốt, chúng giúp Smyth và các đồng nghiệp phát hiện chiếc bờm dài dọc lưng của loài khủng long này.

Phần bờm này được điều khiển bởi các cơ cho phép nó dễ dàng nâng lên khi thấy bị đe dọa và hạ xuống khi di chuyển qua các thảm thực vật. Cùng với đó là những chiếc gai dài, độc đáo nhô ra ngoài ở phía sau vai.

“Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như vậy trước đây. Nó hoàn toàn là độc nhất trong hồ sơ hóa thạch", nhà cổ sinh vật học cho biết.

Theo Smyth, những chiếc gai này dường như "chui ra" từ xương bả vai của con vật. Chúng có thể được sử dụng để gây ấn tượng với bạn tình và không loại trừ khả năng loài khủng long này thích "nhảy múa" để khoe gai tương tự như cách công khoe đuôi. Cũng có thể đây là dụng cụ để chúng uy hiếp kẻ thù.

Có một đường gờ sấc nhọn chạy dọc những chiếc gai này. Mỗi chiếc gai cách khá xa các chi của ubirajara joongatis để không cản trở hoạt động săn mồi, rỉa lông hoặc bắn tín hiệu.

Bộ phận này cùng với phần bờm sặc sỡ của ubirajara joongatis được cấu tạo từ chất sừng vốn dễ thay thế và sửa chữa khi bị gãy hoặc bị thương.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ

Tổ "quái thú" hóa đá tiết lộ bí ẩn giống loài 115 triệu năm vẫn sống khỏe

Các nhà khoa học đã tìm ra cách mà loài quái thú kinh dị của đảo San Salvador tồn tại nguyên vẹn xuyên qua những biến động của Trái Đất vốn đã gây đại tuyệt chủng hoặc biến đổi sâu sắc ở nhiều giống loài khác.

Đăng ngày: 17/12/2020
Đây là những chiếc kính bảo hộ đầu tiên của loài người

Đây là những chiếc kính bảo hộ đầu tiên của loài người

Theo những gì được các nhà khảo cổ tìm thấy, chúng ta có thể biết được những cư dân sống ở vùng Bắc Cực đã biết tạo ra và sử dụng “mắt kính” từ hơn 4000 năm trước.

Đăng ngày: 16/12/2020
Phát hiện xưởng đèn gốm hơn 1.000 năm tuổi

Phát hiện xưởng đèn gốm hơn 1.000 năm tuổi

Nhiều khuôn đèn và đèn dầu nguyên vẹn giúp hé lộ thêm thông tin quý giá về nghề làm gốm ở Beit Shemesh từ thế kỷ 7 - 11.

Đăng ngày: 16/12/2020
Tái tạo lại bộ não của loài khủng long tiết lộ những điều bất ngờ

Tái tạo lại bộ não của loài khủng long tiết lộ những điều bất ngờ

Các nhà khoa học đã xây dựng lại thành công bộ não của một con khủng long bằng kỹ thuật số, tiết lộ những hiểu biết đáng ngạc nhiên về chế độ ăn uống và hành vi của nó.

Đăng ngày: 16/12/2020
Phát hiện loạt đồ bạc giả hơn 3.000 năm tuổi

Phát hiện loạt đồ bạc giả hơn 3.000 năm tuổi

Khi nguồn cung bạc thiếu hụt, người cổ đại tìm cách trộn thêm đồng và kim loại rẻ khác để làm đồ bạc giả.

Đăng ngày: 15/12/2020

"Tàu ma" 300 tuổi hiện ra ở nơi sinh vật nào lạc tới đều phải chết

Sau 300 năm, tàu ma vẫn giữ được các chi tiết trang trí cực kỳ tinh xảo bởi vùng nước nó trú ngụ là một thế giới chết chóc, hoàn toàn không có sinh vật biển.

Đăng ngày: 15/12/2020
Chu kỳ bí ẩn liên quan đến các cuộc Đại tuyệt chủng

Chu kỳ bí ẩn liên quan đến các cuộc Đại tuyệt chủng

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học nghĩ rằng sự tuyệt chủng hàng loạt có thể hoạt động theo chu kỳ khoảng 27 triệu năm một lần nhưng bị lãng quên.

Đăng ngày: 15/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News