Loài lưỡng cư đầu tiên ở Brazil sống theo chế độ… “đa thê”

Một loài ếch từ rừng nhiệt đới Brazil đã trở thành loài lưỡng cư đầu tiên được phát hiện có chế độ sống “đa thê” độc nhất vô nhị với tận… hai bạn tình vẫn “chung thuỷ” với ếch đực.

Fabio de Sa, nhà động vật học từ Đại học Đại học Campinas, cho biết đa thê được cho là hệ thống giao phối phổ biến nhất giữa các loài động vật. Trước đây đã được tìm thấy ở các loài cá có xương, bò sát, động vật có vú, chim và thậm chí một số động vật không xương sống.

Hệ thống giao phối của động vật tồn tại liên tục giữa chế độ đa thê, có liên quan đến giai đoạn trước đó trong quá trình tiến hóa, và chế độ một vợ một chồng. Đa thê có xu hướng xảy ra khi các con đực buộc phải cạnh tranh với nhau để giành lấy con cái và các tài nguyên môi trường như nước và thức ăn.


Ếch Thoropa taophora có đến tận “hai bà vợ” chung thuỷ.

Với các dữ liệu có được, De Sa và các đồng nghiệp đã quyết định điều tra xem liệu Thoropa taophora, một loài ếch được tìm thấy trong rừng nhiệt đới Đại Tây Dương của Brazil, có khả năng sống “đa thê” hay không.

Thoropa taophora thích sống gần đá và có ngoại hình màu nâu đỏ giúp chúng hòa nhập với môi trường xung quanh. Con đực có gai dài gắn vào ngón tay cái mà chúng dùng trong chiến đấu.

Nhóm nghiên cứu đã ghi lại hình ảnh những con ếch này tại các mỏm đá ở rìa rừng nhiệt đới, nơi có tương đối ít địa điểm sinh sản hoặc nước ngọt dành cho chúng và chúng được tiếp xúc nhiều hơn với Mặt trời.

Những con ếch đực thường đi tuần tra nơi sinh sản của chúng và phát ra những tiếng kêu hung hãn để xua đuổi những kẻ xâm nhập, đồng thời ở gần trứng và nòng nọc để bảo vệ chúng.

Khi những kẻ xâm lược đực khác phớt lờ những lời cảnh báo, chúng sẽ lao vào tấn công bằng các đòn tấn công khác nhau đồng thời dùng gai ngón tay cái như một vũ khí hữu hiệu.

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những con đực chỉ quan hệ với hai con cái. Trong đó chủ yếu với một con được “ưu ái” hơn nhưng cũng có một con thứ “yếu” hơn.

Những con cái chiếm ưu thế sẽ cố gắng giao phối bằng cách đáp lại những lời kêu gọi tán tỉnh của con đực bằng tiếng kêu của chính chúng. Chúng cũng sẽ tiếp cận con đực và định vị vị trí giao phối. Trong khi điều này đang diễn ra, những con cái thứ cấp lại đứng sang một bên bất động. Con cái đôi khi cũng kích hoạt giao phối bằng cách ăn thịt một số trứng của con đực.

Hầu hết thời gian con đực sẽ đuổi con cái đi để ngăn cản nó, nhưng đôi khi, nếu nó là con cái trội, nó cũng giao phối ngay với con ếch cái. Điều này sẽ dẫn đến việc tạo ra những quả trứng mới mang gene của nó.

Nhóm nghiên cứu đã xác nhận những gì họ nhìn thấy trong video bằng cách nghiên cứu vật liệu di truyền và phát hiện ra rằng những con nòng nọc đều là anh chị em cùng cha khác mẹ. Mặc dù những con cái trội hơn sinh sản nhiều hơn.

Không chỉ thế, sự hiện diện của những con nòng nọc lớn tuổi hơn từ cùng một cặp bố mẹ khẳng định rằng mối quan hệ giao phối là lâu dài. Sự sắp xếp dường như có lợi thế rõ ràng cho cả hai giới. Những con đực cần ngăn chặn những con đực khác sử dụng các địa điểm sinh sản khó tìm của chúng, và việc đa dạng hóa nguồn gene bằng cách có nhiều bạn tình sẽ có lợi.

Bối cảnh thực tế cũng gợi ra sự cạnh tranh giữa hai con ếch cái. Điều này hiếm khi xảy ra ở các loài ếch khi những con cái chiếm ưu thế thực sự đáp lại lời kêu gọi của con đực và dường như đẩy con cái thứ cấp ra ngoài trong quá trình tán tỉnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News