Loài nấm biến ruồi thành nô lệ, đặt xác ruồi ở chỗ thông thoáng để bắn bào tử lên những kẻ lại gần

Nấm còn có khả năng biến ruồi nhà thành ruồi vằn, khi tạo nên một dải màu trắng trên lưng và bụng vật chủ.

Nếu có dịp đi chơi Bắc Mỹ và Châu Âu mà gặp phải ruồi, nhiều khả năng bạn nhìn thấy nấm chứ chẳng phải thứ côn trùng bé nhỏ biết bay đâu. Trong dự án nghiên cứu tìm cách bẫy ruồi hiệu quả, các nhà sinh vật học nghiên cứu loài nấm có tên Entomophthora muscae và phát hiện ra những điểm mới liên quan tới cách thức chúng tấn công sinh vật. Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên Journal of the Royal Society Interface.

Trong lúc đi tìm thức ăn và bạn tình, đôi lúc ruồi sẽ đen đủi chạm trán E. muscae. Ở khoảng cách đủ gần, enzyme thẩm thấu xuyên được lớp biểu bì ruồi và đi vào cơ thể con vật xấu số. Tại đó, nấm sẽ phát triển thành những cấu trúc sợi dài, tiêu hóa nội tạng ruồi và xâm chiếm vào não bộ con côn trùng cho tới khổ chủ bỏ mạng.

Loài nấm biến ruồi thành nô lệ, đặt xác ruồi ở chỗ thông thoáng để bắn bào tử lên những kẻ lại gần
E. muscae sinh trưởng trên lưng con ruồi. Nấm mọc xuyên bụng ruồi ra ngoài, và phóng hàng triệu bào tử từ đầu sợi nấm. (Video được quay bởi Andreas N. Hansen).

E. muscae trở thành kẻ quyết định lúc nào, nơi nào con ruồi sẽ chết, nhằm tối đa hóa khả năng nấm có thể lây lan sang những con ruồi khác. Thông qua một quá trình điều khiển trí não, nấm ép con ruồi tìm tới một điểm cao và giơ đôi cánh lên với một tư thế kỳ lạ. Thế cánh này cho phép nấm phát triển trên lưng và trên bụng ruồi, tạo ra những vệt trắng trên cơ thể con vật.

Các sợi nấm nhanh chóng hình thành, sử dụng các “họng súng hiển vi” để bắn bào tử ra môi trường xung quanh xác con ruồi nhằm bám lấy những con ruồi khỏe mạnh lởn vởn gần đó. Nhưng quá trình phóng bào tử này diễn ra nhanh chóng, trôi qua chỉ trong vài giờ nên các nhà khoa học gặp khó khăn khi ghi lại hành trình của từng bào tử đơn lẻ. “Bạn không rõ khi nào một họng súng sẽ bắn ra một bào tử”, Jolet de Ruiter, kỹ sư công tác tại Đại học Kỹ thuật Đan Mạch và là trưởng dự án nghiên cứu, cho hay.

Loài nấm biến ruồi thành nô lệ, đặt xác ruồi ở chỗ thông thoáng để bắn bào tử lên những kẻ lại gần
Bào tử của E. muscae chuẩn bị bắn ra từ những "súng thần công sử dụng áp lực từ chất lỏng".

Để quan sát kỹ càng quá trình bào tử phân tán, giáo sư de Ruiter và cộng sự của bà tới từ Đại học Copenhagen quyết định thử cơ chế phóng E. muscae bằng những họng súng thần công bắn nước tí hon. Họ cho rằng cơ chế hoạt động của súng phun nước cũng tương tự cách thức nước tạo nên áp lực bên trong tế bào nấm, đủ nhiều để phóng bào tử ra ngoài.

Các nhà khoa học cũng tiến hành những thí nghiệm động lực học chất lưu khác, đơn cử như thử nghiệm với áp lực không khí hay sử dụng một tổ hợp glyxerin sệt, để xem những vật chất này ảnh hưởng ra sao tới quá trình phóng bào tử. Với ống nhựa dẫn, ống tiêm chứa dung dịch có một đầu bị bịt, các nhà nghiên cứu đẩy từ từ áp lực vào ống tiêm và chờ vật thể bịt đầu ống tiêm bung ra bởi sức ép.

Loài nấm biến ruồi thành nô lệ, đặt xác ruồi ở chỗ thông thoáng để bắn bào tử lên những kẻ lại gần
Bào tử phải có kích cỡ vừa đủ: đủ lớn để đi ra được khỏi xác con ruồi.

Khi theo dõi đường bay của vật liệu bịt ống tiêm, họ phát hiện ra rằng vật thể nhỏ sẽ có tốc độ bay lớn hơn, thế nhưng những vật thể có kích cỡ lớn ít bị không khí cản và nhờ đó, bay xa hơn. Theo phân tích của giáo sư de Ruiter, thì bào tử phải có kích cỡ vừa đủ: đủ lớn để đi ra được khỏi xác con ruồi, đủ nhỏ để dòng không khí đưa chúng đi xa và dính lên người những con ruồi xấu số khác.

Trước đây, các nhà khoa học tin rằng bào tử nấm chỉ di chuyển được vài centimet là nhiều. Nấm lây từ con này sang con khác là do ruồi đực bị mùi ruồi cái chết quyến rũ, lại gần tương tác rồi khiến nấm nhiễm lên cơ thể. 

Loài nấm biến ruồi thành nô lệ, đặt xác ruồi ở chỗ thông thoáng để bắn bào tử lên những kẻ lại gần
Nấm E. muscae trên lưng con ruồi.

Nếu như bào tử lởn vởn trong không khí, chúng có thể bám lên rất nhiều bề mặt mà ruồi có thể đậu”, Ann Hajek, nhà côn trùng học tới từ Đại học Cornell nhưng không liên quan trực tiếp tới nghiên cứu mới, nhận định. Bào tử mà bay xa, chúng sẽ tiếp cận được số lượng ruồi lớn hơn hẳn. Từ đây, các nhà khoa học có thể tạo ra những mô hình nghiên cứu cách thức đại dịch lây lan. 

Chưa hết, E. muscae có thể biến thành vũ khí chống ruồi của nhân loại. Thực tế, nhóm các nhà khoa học Đan Mạch dẫn dắt nghiên cứu mới mong muốn tạo nên một cái bẫy ruồi tiên tiến, bắt chước cách thức hoạt động của nấm để bắt giữ, thậm chí giết ruồi trước khi chúng có thể lây truyền bệnh lên những con vật khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kiến đã biết “chăn nuôi” trước con người hàng triệu năm

Kiến đã biết “chăn nuôi” trước con người hàng triệu năm

Khi con người phát minh ra nông nghiệp, thực tế chúng ta đã đi sau loài kiến ​​hàng triệu năm bởi chúng đã biết nuôi nấm kể từ sau khi loài khủng long tuyệt chủng.

Đăng ngày: 03/11/2020
Các nhà khoa học Nga nghiên cứu lai tạo bướm đêm để... ăn rác nhựa

Các nhà khoa học Nga nghiên cứu lai tạo bướm đêm để... ăn rác nhựa

Các nhà khoa học Nga sẽ lai tạo bướm đêm ăn nhựa để sử dụng các enzym của côn trùng nhằm xử lý rác thải.

Đăng ngày: 02/11/2020
Giải mã công nghệ chỉnh sửa gene giành Nobel Hóa học 2020

Giải mã công nghệ chỉnh sửa gene giành Nobel Hóa học 2020

Ngày 7/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Hóa học 2020 cho hai nhà khoa học nữ Emmanuelle Charpentier và Jennifer A. Doudna.

Đăng ngày: 28/10/2020
Mỹ phá hủy tổ ong vò vẽ châu Á xâm lấn đầu tiên

Mỹ phá hủy tổ ong vò vẽ châu Á xâm lấn đầu tiên

Ngày 24-10, nhân viên Cơ quan Nông nghiệp bang Washington được trang bị đồ bảo hộ nghiêm ngặt đã tiêu diệt tổ ong bắp cày, còn gọi là ong vò vẽ có nọc độc chết người đầu tiên được phát hiện ở Mỹ.

Đăng ngày: 26/10/2020
Loài bọ cánh cứng có lớp vỏ bền hơn vật liệu làm máy bay, gần như

Loài bọ cánh cứng có lớp vỏ bền hơn vật liệu làm máy bay, gần như "không thể phá hủy"

Loài bọ cánh cứng Phloeodes diabolicus có thể chịu sức nặng của một chiếc xe 1,6 tấn nhờ cấu tạo đặc biệt của bộ xương ngoài.

Đăng ngày: 23/10/2020
Bất ngờ với số lượng cây xanh trên sa mạc châu Phi

Bất ngờ với số lượng cây xanh trên sa mạc châu Phi

Nghiên cứu phân tích hình ảnh độ phân giải cao từ vệ tinh đã đưa ra kết quả bất ngờ rằng hiện có tới trên 1,8 tỷ cây xanh tại sa mạc Sahel và Sahara.

Đăng ngày: 19/10/2020
Phát hiện loài nhện nhảy mặt xanh tí hon mới ở Úc

Phát hiện loài nhện nhảy mặt xanh tí hon mới ở Úc

Người may mắn tìm ra con nhện tí hon có tên Amanda De George cho biết khi đang chụp một số bức ảnh thì bất ngờ đã nhận ra con nhện nhảy mặt xanh ngay tại sân sau của nhà cô ở New South Wales.

Đăng ngày: 14/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News