Loại nấm kí sinh này sẽ là tương lai mới cho ngành nông nghiệp

Nấm ký sinh sẽ là một cuộc cách mạng cho ngành nông nghiệp.

Người ta nói rằng các loại thuốc trừ sâu nhân tạo giống như một người bạn bất đắc dĩ của con người. Dẫu biết những hiểm họa đằng sau đáng sợ đến mấy thì chúng ta vẫn phải dùng, vì nếu để các loài gây hại sinh sôi tự do, người nông dân có thể mất trắng tất cả.

Thế nên, vẫn chưa một nền nông nghiệp nào có thể loại bỏ được hoàn toàn thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, bài toán tưởng chừng không có lời giải này đã dần trở nên khả thi với nghiên cứu về các giống nấm diệt bọ bằng cách kí sinh.

Mặc dù vẫn đang trong thời kì thai nghén, phương pháp mới này được cho là đầy hứa hẹn với rất nhiều lợi điểm, mà bạn sẽ thấy ngay sau đây.

1. Khó bị vô hiệu hóa

Một loại thuốc trừ sâu không bao giờ có tác dụng mãi mãi, vì quần thể côn trùng luôn xuất hiện các dạng đột biến cho phép chúng sản sinh được enzyme phân giải độc tố.

Dần dần, sẽ có những đàn mới không còn chịu tác động của thuốc trừ sâu cũ. Do vậy, các loại thuốc diệt bọ luôn được chế tạo theo xu hướng có độc tính tăng dần. Nghiễm nhiên, các tác hại của nó cũng vì thế mà tăng lên.


Nấm trừ sâu "ăn sống" nội tạng của côn trùng.

Nấm trừ sâu thì không như vậy. Chúng không tiết ra chất độc để giết côn trùng mà, "ăn sống" nội tạng của chúng – một điều quá khó để bất kì loài bọ nào có thể đối phó nổi.

2. Dễ sử dụng

Sau khi kí sinh lên vật chủ một trời gian, nấm sẽ "di căn" lên não, kiểm soát các hành vi của côn trùng, bắt chúng bay đến những nơi thuận lợi cho việc sinh trưởng của mình.

Hãy thử tưởng tượng bạn có một loại thuốc trừ sâu có khả năng tự nhân lên, tự phát tán mà không đòi hỏi bất kì sự chăm sóc nào. Quá tuyệt vời phải không?


Côn trùng bị nấm ký sinh gần như 100% sẽ khiến đồng loại bị tiêu diệt theo.

3. Không gây hại cho các loài khác

Chưa dừng lại ở đó, ưu điểm vượt trội hơn cả của nấm trừ sâu nằm ở tính đặc hiệu của nó. Mỗi loại nấm thường chỉ tiêu diệt một loại bọ duy nhất, hoàn toàn không ảnh hưởng đến các sinh vật khác xung quanh.

Thuốc trừ sâu tổng hợp thì sao? Hủy hoại rất nhiều dạng sống: từ các loài thiên địch, các côn trùng có lợi… cho tới hệ vi sinh dưới lòng đất. Vấn nạn ong mật chết hàng loạt trong thời gian gần đây mang tới biết bao hệ lụy, một phần không nhỏ cũng là do thuốc trừ sâu.


Rất nhiều loài vật phải gánh hậu quả đau thương mà thuốc trừ sâu đem lại và con người cũng không nằm ngoài số đó.

4. An toàn với môi trường


Đất và nước - hai tài nguyên sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự sinh trưởng của những loài nấm này.

Nấm trừ sâu đã xuất hiện từ lâu trong hệ sinh thái quanh ta nhưng chưa có một trường hợp nào ghi nhận việc chúng biến đổi như vi khuẩn hay virus rồi "nhảy" sang kí sinh lên con người.

Chúng ta cũng chưa thấy một tác hại nào dù là nhỏ nhất của những anh bạn này lên môi trường sống. Đất và nước - hai tài nguyên đang bị đầu độc trầm trọng bởi độc hóa học sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự sinh trưởng của những loài nấm này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News