Loại nấm kỳ lạ nhìn rợn người nhưng không độc, lại có tác dụng bất ngờ
Hình dạng đáng sợ của loại nấm này khiến những người có hội chứng sợ lỗ phải "khóc thét".
Nhìn vào bức hình này, đối với những người có chứng sợ lỗ (trypophobia) sẽ là một nỗi ghê rợn bởi những đốm màu đỏ kì dị. Đây là loại nấm có tên khá lạ lùng: nấm chảy máu răng (tên khoa học là Hydnellum peckii). Nấm chảy máu răng thuộc chi Hydnellum trong họ Bankeraceae.
Hình ảnh khá kinh dị với những người mắc chứng sợ lỗ.
Loại nấm này không ăn được mặc dù không có độc vì vị của nó cực kỳ đắng. Nó có quả thể ẩm, khi còn non có thể chảy ra 1 chất lỏng màu đỏ tươi chứa sắc tố. Nấm có chứa atromentin - một hóa chất có đặc tính kháng khuẩn và chống đông máu hiệu quả. Mặc dù quả ở thể non có thể dễ dàng được nhận biết vì sắc đỏ tươi của nó, chúng sẽ hóa nâu và khó nhìn thấy khi già đi. Quả thể của loại nấm này với những sắc tố màu đỏ được dùng làm phẩm nhuộm, chủ yếu để nhuộm vải.
Phần dưới của nấm có những chiếc gai hình thù giống răng trẻ em.
Cận cảnh những quả thể còn non của nấm chảy máu răng.
Nấm chảy máu răng được tìm thấy ở Bắc Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, nó còn được phát hiện ở Iran (2008) và Hàn Quốc (2010). Hydnellum peckii là 1 loài mycorrhiza (cộng sinh giữa nấm và rễ cây) và 1 dạng hỗ sinh với nhiều loại cây hạt kín. Loại nấm này chủ yếu mọc lên giữa rêu và cây thông trong các khu rừng lá kim.
Loại nấm này thường được tìm thấy trong những khu rừng lá kim.
Dù hình dạng đáng sợ nhưng loại nấm này không có độc và có thể dùng để nhuộm vải.
Ngoài tên gọi phổ biến là nấm răng quỷ (devil’s tooth) hay nấm chảy máu răng (bleeding tooth fungus), loài nấm này còn được biết đến bằng cái tên mỹ miều "lừa tình" là "dâu và kem" (strawberries and cream).

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
