Loài người đẩy khí hậu Trái Đất tới bờ vực nguy hiểm
Một nhóm nhà khoa học của Liên hợp quốc ngày 2/9 cảnh báo rằng loài người đã đẩy hệ thống khí hậu Trái Đất tới bờ vực nguy hiểm và hiện còn rất ít thời gian để hành động.
Tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập tổ chức môi trường Green Cross International, Chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) Rajendra Pachauri cho rằng con người ngày nay có đủ kiến thức để hiểu được hậu quả của những gì đã làm với hành tinh này. Tuy nhiên, con người lại hoàn toàn thờ ơ và bàng quan với trách nhiệm của chính mình.
Hồ Cachet II ở Chile với khoảng 200 triệu lít nước đã bị cạn vì nhiệt độ tăng lên do biến đổi khí hậu. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ông Pachauri cho rằng nhân loại có thể tận dụng những món quà thiên nhiên ban tặng, nhưng việc lấy đi của tự nhiên luôn phải trả lại theo một cách nào đó. Ông bày tỏ ý kiến cho rằng con người không thể tách biệt với những gì đang xảy ra trên hành tinh vì chúng sẽ tác động đến tất cả chúng ta theo cách này hay cách khác.
Ngày 27/9, IPCC sẽ phát hành tập đầu tiên trong Báo cáo đánh giá thứ năm của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Cuốn sách này sẽ đánh giá những luận chứng khoa học về biến đổi khí hậu, tập trung phân tích những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đề ra những giải pháp đối phó với tình trạng này.
Theo các chuyên gia khí hậu Liên hợp quốc, các hoạt động của con người là tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và theo dự báo, mực nước biển trên Trái Đất sẽ tăng 90cm vào cuối thế kỷ này.
Trong những báo cáo trước đó, IPCC đã cảnh báo về tình trạng nóng lên của Trái Đất có thể khiến nhiều loài sinh vật tuyệt chủng, làm gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt, ảnh hưởng tới an ninh lương thực và nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân trên thế giới.
Theo các chuyên gia của Liên hợp quốc, việc kiểm soát khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn có thể thực hiện được nếu các quốc gia, bao gồm các nước đang phát triển, xem xét lại đường lối tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể góp phần thúc đẩy an ninh năng lượng, giảm ô nhiễm và tăng cường sức khỏe cho người dân cũng như tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.
