Loài nhện độc nhất thế giới giúp quý ông hết yếu sinh lý hơn cả Viagra

Theo nghiên cứu mới nhất, chất độc từ loài nhện độc nhất thế giới có thể giúp phái mạnh điều trị chứng yếu sinh lý.

Nhện du mục Brazil, thuộc chi Phoneutria, có nghĩa là "kẻ giết người" trong tiếng Hy Lạp, có thể gây tử vong cho con người, đặc biệt là trẻ em, chỉ bằng những vết cắn. Thế nhưng, gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra chất độc chết người của loài nhện này có thể giúp điều trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả hơn cả Viagra. Những chuyên gia khẳng định chất độc thực sự có công dụng rất tích cực và điều này có thể giúp hàng triệu người.

Loài nhện độc nhất thế giới giúp quý ông hết yếu sinh lý hơn cả Viagra
Nhện du mục Brazil, thuộc chi Phoneutria, được đánh giá là độc nhất trên thế giới.

Theo báo cáo, một nhóm các nhà khoa học từ Brazil đã tạo ra gel được đặt tên là BZ371 - dựa trên chất độc của nhện du mục Brazil, có thể chữa chứng yếu sinh lý. Loại gel này vô tình được phát hiện sau khi một người đàn ông bị loại nhện này cắn và nó gây ra sự cương cứng dai dẳng và đau đớn.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng một lượng nhỏ độc tố từ loại nhện này không gây đau đớn và thực sự làm tăng lưu lượng máu đến dương vật. Điều này dẫn đến việc nam giới trong các thử nghiệm lâm sàng đạt được sự cương cứng trong vòng chưa đầy nửa giờ - mà không gặp phải tác dụng phụ.

Các chuyên gia khẳng định gel hoạt động bằng cách tăng nồng độ oxit nitric trong cơ thể nam giới, từ đó mở rộng các mạch máu, cho phép nhiều máu được bơm vào dương vật. Không chỉ có tác dụng trên phái mạnh, các nhà khoa học khẳng định loại gel này hoàn toàn có thể đưa vào áp dụng để tăng “ham muốn” cho phái nữ.

Sau khi công bố, nhóm nhà khoa học đã đưa ra con số cụ thể đối với sự kéo dài ở nam giới, cụ thể là khoảng một giờ sau 20 phút sau khi sử dụng. Nhóm dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của độc nhện trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Viễn cảnh thảm khốc của thảo nguyên châu Phi

Viễn cảnh thảm khốc của thảo nguyên châu Phi

Mức CO2 ngày càng gia tăng trong khí quyển có thể dẫn đến một viễn cảnh thảm khốc với một phần ba các loài thực vật sinh sống trên thảo nguyên châu Phi bị tuyệt chủng, các nhà khoa học cảnh báo.

Đăng ngày: 07/03/2019
Phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Gia Lai

Phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Gia Lai

Các nhà khoa học Việt Nam vừa công bố loài chuồn chuồn mới ở xã Đắk Roong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Đăng ngày: 07/03/2019
Nhện lưng đỏ đoạt mạng rắn nâu kịch độc

Nhện lưng đỏ đoạt mạng rắn nâu kịch độc

Nhện lưng đỏ làm tê liệt con rắn nâu lớn gấp nhiều lần và dùng tơ trói chặt nó, chuẩn bị thưởng thức bữa ăn thịnh soạn.

Đăng ngày: 07/03/2019
Tìm ra nhện màu ngọc sapphire, khoa học chưa kịp vui mừng đã có nguy cơ bị phạt nặng

Tìm ra nhện màu ngọc sapphire, khoa học chưa kịp vui mừng đã có nguy cơ bị phạt nặng

Con nhện khổng lồ này là một phát hiện đáng quý với giới khoa học. Tuy nhiên, những người tìm ra nó chưa chắc đã thấy vui.

Đăng ngày: 06/03/2019
Sự thực kỳ thú về cây mộc tặc hình dáng lạ của Việt Nam

Sự thực kỳ thú về cây mộc tặc hình dáng lạ của Việt Nam

Cây mộc tặc còn được biết đến với tên gọi khác là cỏ tháp bút. Loài cây này thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi và trung du Việt Nam, tuy nhiên, cây cũng được trồng ở một số nơi để làm dược liệu.

Đăng ngày: 05/03/2019
Phát hiện ra loại vi khuẩn “vàng” có khả năng “tiêu diệt” giun ký sinh

Phát hiện ra loại vi khuẩn “vàng” có khả năng “tiêu diệt” giun ký sinh

Vi khuẩn này cho thấy một cơ sở để tin rằng có thể rất hữu ích trong việc giúp kiểm soát sự lây lan của những con giun này ở thực vật, gia súc và thậm chí cả con người.

Đăng ngày: 05/03/2019
Đây là lý do loài cây này mọc siêu chậm: Cả năm mọc được 3cm

Đây là lý do loài cây này mọc siêu chậm: Cả năm mọc được 3cm

Không như hầu hết các thực vật có hoa đều thu ong hút bướm, Joshua chỉ kết đôi với bướm đêm Yucca trong suốt cuộc đời dài đằng đẵng đến hàng trăm năm, thậm chí là 1000 năm.

Đăng ngày: 04/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News