Loại rễ cây được ví như “anh em sinh đôi” với nhân sâm mà giá bằng 1/10
Theo một bác sĩ y học cổ truyền với 65 năm kinh nghiệm, loại rễ cây này còn có tác dụng bổ máu, chống lão hoá, phòng ngừa bệnh tật và kiểm soát huyết áp.
Bác sĩ y học cổ truyền Hoàng Anh Như đã hành nghề y 65 năm, rất nổi tiếng ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Dù đã 95 tuổi, bác sĩ vẫn khoẻ mạnh, không mắc bệnh mãn tính nào. Vị bác sĩ này từng tiết lộ bí quyết của ông nằm ở việc ngày nào cũng đều đặn uống nước có rễ cây hoàng kỳ (hay còn gọi là xương cựa). Theo bác sĩ Hoàng Anh Như, hoàng kỳ có tác dụng thông khí huyết, bổ máu, chống lão hoá, phòng ngừa bệnh tật và kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Giáo sư Lý Tế Nhân từng chia sẻ trong chương trình "Y học Trung Hoa" của đài CCTV loại trà từ hoàng kỳ đã giúp ông ổn định huyết áp. Chỉ cần kiên trì uống nửa tháng, vị bác sĩ này đã cảm thấy tinh thần tốt hơn, không bị chóng mặt và tăng huyết áp đột ngột do áp lực công việc.
Cây hoàng kỳ.
Trên thực tế, rễ hoàng kỳ được ví như "anh em sinh đôi" của nhân sâm bởi về bề ngoài có nhiều điểm tương đồng và những lợi ích cho sức khỏe. Rễ loại cây này được sấy khô, thái lát hoặc nghiền thành bột, dùng để ngâm như trà hoặc cho vào nước dùng các món hầm. Giá hoàng kỳ chỉ từ 180.000 - 300.000 đồng/kg, rẻ bằng 1/10 nhân sâm nên được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y. Vậy rễ hoàng kỳ có những công dụng đáng quý nào?
Ổn định đường huyết
Các bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc cũng thường kê rễ hoàng kỳ như một loại thảo mộc kiểm soát bệnh tiểu đường. Trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã phân tích 13 nghiên cứu về tác dụng của hoàng kỳ đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Kết quả cho thấy hoàng kỳ giúp làm giảm lượng đường cao trong máu nếu dùng hàng ngày.
Một số hợp chất thực vật như flavonoid và polysaccharides được chứng minh có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí y tế Ethnopharmacology năm 2016.
Rễ cây hoàng kỳ phơi khô.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Oxidative Medicine and Cellular Longevity, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chất chống oxy hóa trong hoàng kỳ có khả năng đẩy lùi chứng xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch là tình trạng xơ cứng động mạch và tích tụ mảng bám gây nguy cơ đau tim. Các thử nghiệm cho thấy lợi ích bảo vệ tim, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch của loại rễ cây này.
Ngừa ung thư
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy tác dụng chống ung thư phổi, ung thư vú và ung thư ruột kết của rễ cây hoàng kỳ. Loại rễ này được phát hiện có tác dụng làm thu nhỏ khối u ung thư và ngăn ngừa tế bào ung thư lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Hoàng kỳ cũng giàu chất oxy hoá, ức chế các gốc tự do gây tổn thương tế bào. Bên cạnh đó, rễ hoàng kỳ còn có tác dụng tăng khả năng phòng vệ tự nhiên của hệ thống miễn dịch, chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.
Hoàng kỳ được sử dụng như bài thuốc Đông y để hỗ trợ sức khỏe thận. (Ảnh minh họa).
Bổ thận
Hoàng kỳ được sử dụng như bài thuốc Đông y để hỗ trợ sức khỏe thận. Rễ hoàng kỳ được chứng minh có tác dụng cải thiện tình trạng protein niệu - tình trạng có quá nhiều protein trong nước tiểu. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Pharmacology cho thấy bổ sung rễ cây hoàng kỳ vào chế độ ăn uống có thể cải thiện chức năng thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong rễ cây hoàng kỳ chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vi rút, chữa cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Theo Medicalnewstoday, hiện chưa có đủ thông tin khoa học để xác định liều lượng thích hợp của xương cựa cho từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe… Vậy nên việc sử dụng rễ cây hoàng kỳ cần được tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
- Loại quả là "insulin tự nhiên" có giá rẻ bèo, hạ đường huyết nhanh chóng
- Ăn mì tôm buổi sáng có gây hại?
- Loại cây cực quý là “thuốc chống ung thư tự nhiên”, hạ đường huyết hiệu quả: Rất sẵn ở Việt Nam