Loài ruồi - "vị cứu tinh" đắc dụng xử lý các loại thực phẩm thừa

Các nhà khoa học "thúc" ruồi đẻ nhằm tăng số lượng loài côn trùng ăn thực phẩm bị vứt đi cũng như rác thải từ chế biến thực phẩm, đồng thời biến những rác thải hữu cơ này thành phân bón cho đất đai.

Thói quen giao phối của loài ruồi có thể chứa câu trả lời cho bài toán giải quyết thực phẩm bị vứt đi và rác thải từ chế biến thực phẩm.

Đây là kết quả nghiên cứu mới do Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối Thịnh vượng chung (CSIRO) cùng với công ty khởi nghiệp Goterra, có trụ sở tại Canberra (Australia) công bố.


Nhờ vào việc "thúc" ruồi đẻ, chúng ta có thể tăng được số lượng loài côn trùng có thể ăn thực phẩm bị vứt đi cũng như rác thải từ chế biến thực phẩm.

Các nhà nghiên cứu đã tìm công thức kết hợp hoàn hảo các yếu tố ánh sáng, độ ẩm và thực đơn để kích thích ruồi đen, loại ruồi phổ biến nhất, giao phối.

Nhờ vào việc "thúc" ruồi đẻ, Gotterra có thể tăng được số lượng loài côn trùng có thể ăn thực phẩm bị vứt đi cũng như rác thải từ chế biến thực phẩm, đồng thời biến những rác thải hữu cơ này thành phân bón làm cho đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Bên cạnh mục tiêu giải quyết rác thải từ chế biến thực phẩm, các nhà khoa học của CSIRO và Goterra cũng phối hợp với Đại học Adelaide nghiên cứu loại côn trùng có thể cung cấp nhiều dưỡng chất nhất cho con người.

Theo nhóm nghiên cứu, côn trùng là một nguồn cung cấp protein dồi dào mà lại không mất nhiều diện tích và nước chăm sóc như những loại vật nuôi truyền thống.

Trong tháng Tám này, CSIRO sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế về các loài côn trùng có thể ăn được và bắt tay vào xây dựng lộ trình tìm cơ hội đặc biệt cho ngành nuôi côn trùng tại Australia trong tương lai.

CSRIO cho rằng các giải pháp độc đáo là điều cần thiết khi loài người phải đối mặt với những thách thức về phát triển bền vững và an ninh lương thực.

Dù cho rằng việc phát triển một ngành mới có thể vấp phải rất nhiều khó khăn nhưng CSIRO tin tưởng rằng với sự chuyên nghiệp trong phát triển nông nghiệp, côn trùng, dinh dưỡng, kinh tế và dự báo môi trường, kết hợp với các tổ chức chính phủ và các trường đại học, CSIRO có một con đường rõ ràng để biến những kiến thức khoa học tuyệt vời thành những giải pháp thực tiễn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News