Loài thực vật không quang hợp, không nở hoa
GS Kenji Suetsugu - ĐH Kobe (Nhật Bản) - vừa phát hiện một loài thực vật mới kỳ lạ ở đảo Kuroshima, Okinawa. Loài thực vật có tên gastrodia kuroshimensis này không cần quang hợp để duy trì sự sống và phát triển, nó dựa vào nấm chủ và tạo ra hoa nhưng không bao giờ nở.
Thực vật không cần quang hợp từ lâu đã lôi cuốn sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về các loài này vì cơ hội quan sát không nhiều. Chúng có kích thước nhỏ, hiếm, lại khó phát hiện vì thường phát triển mạnh ở những khu vực tăm tối trong rừng, chỉ xuất hiện trên mặt đất trong giai đoạn ra hoa và đậu quả.
Loài thực vật gastrodia kuroshimensis vừa được phát hiện. (Ảnh: BP).
Tháng 4/2016, ông Suetsugu tình cờ phát hiện khoảng một trăm cá thể thực vật không cần quang hợp. Ông thu thập mẫu, kiểm tra chi tiết và khẳng định đây là một loài mới. Bất ngờ hơn, loài mà ông Suetsugu phát hiện là độc nhất bởi chúng hoàn toàn tự thụ phấn.
Sự tiến hóa của thực vật tự thụ phấn cũng là bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu do chúng vẫn sản xuất ra cơ quan sinh sản hoặc những cơ quan tham gia vào sự thụ phấn chéo.
Tuy nhiên, hoa của cây tự thụ phấn đảm bảo quá trình sinh sản tốt hơn vì chúng có thể giải phóng hạt giống ngay cả trong điều kiện môi trường kém lý tưởng. Ngoài ra, chúng có thể thích nghi với môi trường sống địa phương bằng cách loại bỏ biến thể gene có hại.
Cùng với các nhà nghiên cứu khác, Suetsugu cũng phát hiện ra một loài cây không quang hợp mới trên đảo Yakushima ở Kagoshima vào tháng 2/2016, đặt tên là sciaphila yakushimensis.
Phát hiện trên được công bố trên tạp chí Phytotaxa.

Cổ thụ 1.400 năm tuổi phủ vàng sân chùa Trung Quốc
Cây dẻ quạt 1.400 năm tuổi trên đỉnh núi Chung Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc tạo ra biển lá vàng rực phủ quanh gốc cây mỗi đợt cuối thu.

Phát hiện 3 loài cây giúp hấp thu khí độc trong nhà
Theo TS Phùng Văn Khoa, Phó Chủ nhiệm Khoa sau đại học, trường Đại học Lâm nghiệp (Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội), toluene là một dung môi hữu cơ dễ bay hơi và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Điều gì sẽ xảy ra nếu côn trùng biến mất khỏi Trái Đất?
Chắc hẳn một lúc nào đó trong đời, một trong chúng ta đã phải thốt lên: "Ước gì lũ quái vật côn trùng này biến mất khỏi Trái đất vĩnh viễn".

Phát hiện hai loài Tỏi rừng mới chỉ có ở Việt Nam
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trường Đại học tổng hợp Ludwig-Maximilians, Cộng hòa Liên bang Đức vừa phát hiện hai loài tỏi rừng mới ở Quảng Ngãi.

Nấm cục đường kính nửa mét trong rừng Scotland
Cây nấm cục nặng hơn 8kg được một cư dân Scotland tìm thấy trong lúc đi dạo trong rừng.

Phát hiện giống cây cao nhất thế giới trên đảo Borneo
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra cây nhiệt đới cao nhất thế giới trên đảo Borneo với chiều cao 309 feet (94,1 mét). Loại cây mới được tìm thấy phá vỡ kỷ lục của cây meranti vàng trước đây (89,6 mét), mới lập trước đó 5 tháng.
