Điều gì sẽ xảy ra nếu côn trùng biến mất khỏi Trái Đất?

Vài con bọ đang nhai cỏ và cây cối của chúng ta, số khác thì trông gớm ghiếc đến nỗi chỉ muốn tránh xa. Thậm chí, không hiểu bằng cách nào, chúng lại vào được những nơi ta hoàn toàn không muốn thấy sự hiện diện của chúng, từ nhà tắm, phòng ngủ đến cả nhà bếp.

Chắc hẳn một lúc nào đó trong đời, một trong chúng ta đã phải thốt lên: "Ước gì lũ quái vật côn trùng này biến mất khỏi Trái đất vĩnh viễn". Tuy nhiên, hãy cẩn thận. Nếu điều ước của bạn thành sự thực, đó sẽ thực sự là một thảm họa.

Đầu tiên, cách nhận biết đâu là côn trùng

Theo HowStuffWorks, côn trùng là nhóm đa dạng nhất trên Trái đất với hơn 900.000 loài, nhiều hơn khoảng 3 lần tất cả các động vật khác cộng lại. Côn trùng có thể tìm thấy ở gần như tất cả các môi trường sống trên Trái Đất. Có khoảng 5.000 loài chuồn chuồn; 2.000 loài bọ ngựa; 20.000 loài châu chấu; 17.000 loài bướm; 120.000 loài hai cánh; 82.000 loài cánh nửa; 350.000 loài cánh cứng và khoảng 110.000 loài cánh màng. Nhiều như vậy nên dễ hiểu chúng ta thường nhẫm lần giữa côn trùng và các động vật "có hình dạng tương tự".

Điều gì sẽ xảy ra nếu côn trùng biến mất khỏi Trái Đất?
Côn trùng là những động vật không xương sống, cơ thể chia làm ba phần: đầu, ngực và bụng.

Côn trùng là những động vật không xương sống, cơ thể chia làm ba phần: đầu, ngực và bụng. Chúng có mắt kép, ba cặp chân và một cặp râu. Nhiều loài côn trùng sử dụng cánh để bay vòng quanh và khiến chúng ta khó chịu. Nhện không phải côn trùng bởi vì cơ thể chỉ có hai phần: đầu ngực và bụng, và có tới 4 cặp chân. Rết, có thể có tới 177 cặp chân, cũng không phải côn trùng.

Mắt xích quan trọng của tự nhiên

Con người, cây cối và các loài động vật cần côn trùng để tồn tại. Côn trùng ảnh hưởng đến vòng đời các sinh vật khác, tác động đến chuỗi thức ăn của hành tinh này và sự sinh sản của thực vật thông qua quá trình thụ phấn.

Côn trùng là một phần quan trọng của chuỗi thức ăn. Vài động vật, như những loài chim nhỏ, ếch, bò sát và các loài lưỡng cư khác, tồn tại hoàn toàn nhờ vào chế độ ăn côn trùng. Nếu không có những con bọ, chúng sẽ chẳng có gì để ăn và dần dần sẽ chết. Hiệu ứng dây chuyền xảy ra và sẽ tác động lần lượt đến các loài động vật cao hơn trong chuỗi thức ăn. Cuối cùng, những tác động này sẽ ảnh hưởng đến loài người, nhất là những người có chế độ ăn nhiều thịt.

Vì vậy, không có côn trùng, liệu loài người sẽ trở thành những sinh vật ăn chay?

Điều gì sẽ xảy ra nếu côn trùng biến mất khỏi Trái Đất?
Côn trùng là một phần quan trọng của chuỗi thức ăn.

Thụ phấn nhờ côn trùng là thành phần tối quan trọng trong hầu hết các loại trái cây; và rau quả là thức ăn của con người và các động vật khác. Những côn trùng như ong mật bay vo vo vòng quanh những khóm hoa và cây cối để chuyển những hạt phấn hoa từ cây này đến cây khác.

Trong khi một vài loài cây thụ phấn nhờ gió, rất nhiều cây trồng phụ thuộc hoàn toàn hoặc phần lớn vào ong và các loài côn trùng thụ phấn khác như bọ cánh cứng, sâu bướm và ruồi. Đó là chưa kể đến những công việc quan trọng khác mà côn trùng đã làm để kích thích sự tăng trưởng ở thực vật. Vì ăn bất cứ thứ gì, những con bọ này vô tình kiềm hãm sự phát triển các loài gây hại như cỏ dại và ký sinh trùng. Hàng triệu côn trùng đào hang trong đất giúp trở nên tơi xốp, thoáng khí. Chúng cũng phân hủy xác động vật chết, chất thải động vật và thực vật giúp bón phân vào đất để cây trồng của chúng ta phát triển.

Thật khó để tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ côn trùng trên hành tinh này biến mất, thậm chí với cả những nhà sinh vật học hàng đầu. Hậu quả sẽ đến từ từ, nhưng chắc chắn sẽ rất nặng nề. Có thể sẽ tương đương với việc trục Trái đất nghiêng thêm 45 độ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cổ thụ 1.400 năm tuổi phủ vàng sân chùa Trung Quốc

Cổ thụ 1.400 năm tuổi phủ vàng sân chùa Trung Quốc

Cây dẻ quạt 1.400 năm tuổi trên đỉnh núi Chung Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc tạo ra biển lá vàng rực phủ quanh gốc cây mỗi đợt cuối thu.

Đăng ngày: 24/11/2016
Phát hiện hai loài Tỏi rừng mới chỉ có ở Việt Nam

Phát hiện hai loài Tỏi rừng mới chỉ có ở Việt Nam

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trường Đại học tổng hợp Ludwig-Maximilians, Cộng hòa Liên bang Đức vừa phát hiện hai loài tỏi rừng mới ở Quảng Ngãi.

Đăng ngày: 23/11/2016
Nấm cục đường kính nửa mét trong rừng Scotland

Nấm cục đường kính nửa mét trong rừng Scotland

Cây nấm cục nặng hơn 8kg được một cư dân Scotland tìm thấy trong lúc đi dạo trong rừng.

Đăng ngày: 23/11/2016
Phát hiện giống cây cao nhất thế giới trên đảo Borneo

Phát hiện giống cây cao nhất thế giới trên đảo Borneo

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra cây nhiệt đới cao nhất thế giới trên đảo Borneo với chiều cao 309 feet (94,1 mét). Loại cây mới được tìm thấy phá vỡ kỷ lục của cây meranti vàng trước đây (89,6 mét), mới lập trước đó 5 tháng.

Đăng ngày: 21/11/2016
Chiêm ngưỡng loài sen khổng lồ nổi tiếng thế giới giữa Sài Gòn

Chiêm ngưỡng loài sen khổng lồ nổi tiếng thế giới giữa Sài Gòn

Lá sen vua khổng lồ có thể đạt đường kính 3-4m trong điều kiện môi trường thuận lợi, khả năng chịu tải trọng lên đến 80kg.

Đăng ngày: 17/11/2016
Sợ hãi sinh vật lạ trong ống tre được dân địa phương coi như của quý

Sợ hãi sinh vật lạ trong ống tre được dân địa phương coi như của quý

Những ai không biết có thể cảm thấy kinh hãi khi nhìn thấy các sinh vật lúc nhúc sống trong thân cây tre vô cùng quen thuộc này ở Việt Nam, nhưng trên thực tế chúng lại là một... nguồn dinh dưỡng vô cùng quý báu.

Đăng ngày: 16/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News