Loài thủy quái mới "trỗi dậy" sau 67 triệu năm ẩn mình ở Nam Cực

Hài cốt cổ đại của con thủy quái được tìm thấy gần Căn cứ Marambio, một trạm nghiên cứu Nam Cực của Argentina.

Theo Sci-News, loài thủy quái mới được đặt tên là Marambionectes molinai - gợi nhớ đến tên đảo Marambio thuộc quần đảo James Ross của Bán đảo Nam Cực.

Con thủy quái này đã giúp xác định không chỉ một loài mà cả một chi hoàn toàn mới của Elasmosauridae - họ thằn lằn cổ rắn có lịch sử lâu đời từ kỷ Tam Điệp đến kỷ Phấn Trắng.

Loài thủy quái mới trỗi dậy sau 67 triệu năm ẩn mình ở Nam Cực
Ảnh đồ họa tái hiện loài thủy quái mới ở Nam Cực - (Ảnh: Journal of Systematic Palaeontology).

Từ kích thước trên dưới 3m của kỷ Tam Điệp, dòng họ bò sát biển này ngày một phát triển trong kỷ Jura tiếp theo rồi bước vào thời hoàng kim của kỷ Phấn Trắng sau đó, với các đại diện lớn nhất dài trên 10m.

Chúng hoàn toàn thích nghi với lối sống dưới nước và có sơ đồ cơ thể đặc biệt, bao gồm cơ thể thon gọn, các chi giống như mái chèo và chiếc cổ rất dài với 75 đốt sống riêng lẻ.

Loài thủy quái mới trỗi dậy sau 67 triệu năm ẩn mình ở Nam Cực
Một nhà cổ sinh vật học khai quật các mẩu xương của con thủy quái - (Ảnh: Journal of Systematic Palaeontology)

Hiện chưa xác định được chính xác kích cỡ con thủy quái ở Nam Cực, nhưng nó cũng là một sinh vật vĩ đại của đại dương kỷ Phấn Trắng.

Hài cốt hóa thạch của nó có niên đại 67 triệu năm, tức cuối kỷ Phấn Trắng, được phát hiện lần đầu vào năm 2018 từ Hệ tầng López de Bertodano.

Nhà cổ sinh vật học José O'Gorman và các đồng nghiệp từ Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia (CONICET - Argentina) cho biết các phần hài cốt này bao gồm thân và một phần đuôi, các chi, cổ, hộp sọ, cũng như sỏi dạ dày gọi là gastroliths dùng để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.

Dù gặp nhiều khó khăn trong chiến dịch khai quật kéo dài nhiều tháng, bị gián đoạn bởi bão tuyết và việc phân tích, đối chiếu để xác định loài phức tạp, cuối cùng họ cũng đã hé lộ bí mật về con thủy quái.

Tình trạng bảo quản chung của mẫu vật rất tốt, giúp công việc thêm phần thuận lợi.

"Mẫu vật có những đặc điểm đặc biệt, cho phép chúng tôi xác định nó là một dạng chuyển tiếp giữa hai nhóm sinh sống ở bán cầu Nam, làm sáng tỏ quá trình tiến hóa và mối liên hệ giữa các chi khác được tìm thấy ở Chile, New Zealand và Tây Nam Cực" - các tác giả viết trên tạp chí khoa học Journal of Systematic Palaeontology.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện nhiều sinh vật bí ẩn dưới Thái Bình Dương, có loài thọ tới 15.000 tuổi

Phát hiện nhiều sinh vật bí ẩn dưới Thái Bình Dương, có loài thọ tới 15.000 tuổi

Các nhà khoa học vừa ghi lại được hình ảnh của những sinh vật tuyệt đẹp và bí ẩn ở độ sâu 5.000m dưới bề mặt Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 08/04/2024
Đôi cá voi xanh đực kịch chiến giành bạn tình

Đôi cá voi xanh đực kịch chiến giành bạn tình

Ba con cá voi xanh bị cuốn vào cuộc chiến giành quyền giao phối tại vùng biển ngoài khơi thị trấn Port Macdonnell ở phía nam Australia.

Đăng ngày: 06/04/2024
Báo động về tình trạng nước biển xâm lấn các cồn cát ở Australia

Báo động về tình trạng nước biển xâm lấn các cồn cát ở Australia

Theo nghiên cứu, khu vực trung tâm của Bán đảo Younghusband (Australia) đang trong giai đoạn bị xói mòn bờ biển nghiêm trọng, thu hẹp 100m kể từ năm 1980 với tốc độ trung bình 1,9m mỗi năm.

Đăng ngày: 02/04/2024
Phát hiện cá tay màu hồng vô cùng quý hiếm trong xác tàu SS Tasman

Phát hiện cá tay màu hồng vô cùng quý hiếm trong xác tàu SS Tasman

Các thợ lặn khám phá một con tàu đắm SS Tasman ngoài khơi bờ biển Tasmania đã vô cùng ngạc nhiên khi họ phát hiện ra một con cá tay màu hồng cực kỳ quý hiếm.

Đăng ngày: 01/04/2024
Phát hiện nhiễm sắc thể giới tính cách đây 248 triệu năm ở bạch tuộc

Phát hiện nhiễm sắc thể giới tính cách đây 248 triệu năm ở bạch tuộc

Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiễm sắc thể giới tính lâu đời nhất được biết đến ở bạch tuộc và mực từ 455 triệu đến 248 triệu năm trước - sớm hơn 180 triệu năm so với kỷ lục trước đó.

Đăng ngày: 30/03/2024
Loài cá bơi nhanh nhất đại dương: Sánh ngang

Loài cá bơi nhanh nhất đại dương: Sánh ngang "vua tốc độ" của thảo nguyên

Điều thực sự khiến loài cá này trở nên khác biệt là bởi hệ thống vô số những vây được sắp xếp chính xác dọc theo cơ thể.

Đăng ngày: 29/03/2024
Các nhà khoa học tái tạo loài san hô nguy cấp trong phòng thí nghiệm

Các nhà khoa học tái tạo loài san hô nguy cấp trong phòng thí nghiệm

Tại các phòng thí nghiệm trên khắp Florida (Mỹ), các nhà sinh vật học đang tiến hành tái tạo những rạn san hô nhằm ngăn chặn sự suy giảm về số lượng do bệnh dịch.

Đăng ngày: 28/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News