Loài vật kẹp càng nhanh gấp 10.000 lần người chớp mắt

Một lần kẹp càng của Dulichiella appendiculata, loài vật trông giống tôm, có thể chỉ kéo dài dưới 50 micro giây.

Nhóm chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Patek thuộc Đại học Duke lần đầu chú ý đến tốc độ kẹp càng cực nhanh của Dulichiella appendiculata, loài vật thuộc bộ Giáp xác chân khớp trông giống tôm, khi nghiên cứu một video được gửi đến phòng thí nghiệm. Ấn tượng trước cơ chế chuyển động này, Sheila Patek cùng các đồng nghiệp bắt tay vào tìm hiểu sinh vật tí hon, Science Mag hôm 8/2 đưa tin.

Dulichiella appendiculata chỉ dài vài mm. Chúng sống trong những vùng nước mát ven biển, ăn tảo và rong biển chết. Con đực có một chiếc càng bất cân xứng nặng bằng khoảng 1/3 tổng khối lượng cơ thể. Khoảng cách giữa hai khớp kẹp chỉ bằng sợi tóc người.

Trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học dùng camera tốc độ cao để quan sát con đực kẹp càng. Các chuyển động nhanh nhất diễn ra trong chưa đầy 50 micro giây, nhanh gấp 10.000 lần con người chớp mắt. Tốc độ này rất đáng kinh ngạc vì lực cản của nước đã làm chậm chuyển động.

Loài vật kẹp càng nhanh gấp 10.000 lần người chớp mắt
Dulichiella appendiculata chỉ dài vài mm.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện, những chiếc càng tạo âm thanh nghe được và tia nước với mỗi lần kẹp. Một số tia nước mạnh đến mức dẫn đến hiện tượng khí xâm thực. Hiện tượng này xảy ra khi sự thay đổi áp suất nhanh chóng tạo ra các bong bóng trong nước. Video cũng ghi hình quá trình bong bóng bắn ra mỗi lần càng kẹp lại.

Các chuyên gia sẽ nghiên cứu thêm để tìm hiểu lý do những sinh vật tí hon này cần thực hiện chuyển động nhanh như vậy. Họ cho rằng có thể chúng kẹp càng để giao tiếp với nhau khi xảy ra xung đột về lãnh thổ hoặc quyền giao phối.

Loading...
TIN CŨ HƠN
“Cuộn dây thừng” trên bãi biển thực ra là một sinh vật kỳ lạ

“Cuộn dây thừng” trên bãi biển thực ra là một sinh vật kỳ lạ

Mới đây, xuất hiện hình ảnh những sợi dây màu vàng bỏ đi trôi dạt vào một bãi biển ở Texas, Mỹ. Nhưng cuộn dây đặc biệt này không phải là rác. Đó là một loại san hô roi mềm dẻo và đầy màu sắc.

Đăng ngày: 09/02/2021
Cá mập cắn thủng thuyền để lại dấu răng dài 60 cm

Cá mập cắn thủng thuyền để lại dấu răng dài 60 cm

Cá mập tấn công khiến hai người trên thuyền bị hất xuống nước và mất 35 phút để tự bơi vào bờ.

Đăng ngày: 07/02/2021
Ngư dân bắt được tôm hùm vàng siêu quý hiếm

Ngư dân bắt được tôm hùm vàng siêu quý hiếm

Ngư dân ở Tenants Harbor, bang Maine, Mỹ, đã tặng một con tôm hùm vàng quý hiếm cho Trung tâm Khoa học Hàng hải của Đại học New England ở thành phố Biddeford.

Đăng ngày: 06/02/2021
Lần đầu ghi âm tiếng cá đuối nghiền nát vỏ ốc dưới nước

Lần đầu ghi âm tiếng cá đuối nghiền nát vỏ ốc dưới nước

Dựa vào âm thanh phát ra, các nhà khoa học có thể xác định cá đuối ó sao đang ăn thịt loài động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 01/02/2021
Thế giới đã mất 70% số cá mập chỉ trong 50 năm

Thế giới đã mất 70% số cá mập chỉ trong 50 năm

Loài cá mập đang trải qua một quãng thời gian thật sự tồi tệ.

Đăng ngày: 31/01/2021
Cá voi há miệng chờ con mồi tự nộp mạng

Cá voi há miệng chờ con mồi tự nộp mạng

Chiến thuật săn mồi mới của cá voi Eden phù hợp với vùng biển ô nhiễm và giúp chúng tiết kiệm nhiều sức lực.

Đăng ngày: 30/01/2021
Hiện tượng địa chất khiến Đại Tây Dương ngày càng mở rộng

Hiện tượng địa chất khiến Đại Tây Dương ngày càng mở rộng

Sự dâng trào của vật chất ở sâu bên dưới vỏ Trái Đất đang đẩy Bắc Mỹ và Nam Mỹ tách ra xa khỏi châu Âu và châu Phi.

Đăng ngày: 30/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News