“Cuộn dây thừng” trên bãi biển thực ra là một sinh vật kỳ lạ

Mới đây, xuất hiện hình ảnh những sợi dây màu vàng bỏ đi trôi dạt vào một bãi biển ở Texas, Mỹ. Nhưng cuộn dây đặc biệt này không phải là rác. Đó là một loại san hô roi mềm dẻo và đầy màu sắc.

Cô Rebekah Claussen, hướng dẫn viên của Cơ quan Công viên Quốc gia (NPS) Mỹ tại Bờ biển Quốc gia đảo Padre, gần Vịnh Mexico, đã tìm thấy một trong những "cuộn dây thừng" bị vùi một phần trong cát, và NPS đã chia sẻ ảnh của cô trên Facebook vào ngày 1-2.

“Cuộn dây thừng” trên bãi biển thực ra là một sinh vật kỳ lạ
Roi biển sặc sỡ (Leptogorgia virgulata) thường bị người đi biển nhầm với mớ dây cáp hoặc dây thừng. (Ảnh: NPS).

Theo Cổng thông tin nhận dạng các loài sinh vật biển, san hô roi, còn gọi là roi biển có màu đỏ, vàng, cam, tím oải hương hoặc tím. Tuy nhiên, đại diện của NPS viết trong bài đăng trên Facebook rằng: "Chúng tôi chủ yếu nhìn thấy các loại màu vàng và đỏ đang trôi dạt trên các bãi biển".

Thuật ngữ "roi biển" có thể dùng để chỉ một số chi san hô mềm trong bộ Gorgonacea, nhưng loài dạt vào các vùng ven biển Bắc Mỹ là roi biển nhiều màu sắc (Leptogorgia virgulata).

Màu sắc rực rỡ của roi biển bắt nguồn từ tập hợp các polyp san hô - loài động vật nhỏ bé, thân mềm với tám xúc tu tạo thành một vòng quanh miệng. Khi những động vật này tụ lại với nhau, chúng tiết ra các protein tạo thành một bộ xương màu sẫm, phân nhánh thành những thân cây hình roi cao tới 0,9 mét.

Theo Trung tâm Khoa học Hàng hải đảo Tybee (TIMSC) ở Georgia, Mỹ, những con roi biển sặc sỡ sống gần bờ biển và roi biển Leptogorgia virgulata có thể được tìm thấy ở các vùng biển xa về phía bắc như New Jersey và về phía nam như Vịnh Mexico. San hô roi ăn sinh vật phù du và thường bám vào các gờ đá và đá vôi ở độ sâu từ 3 và 20m.

“Cuộn dây thừng” trên bãi biển thực ra là một sinh vật kỳ lạ
 Roi biển đỏ ở một rạn san hô ở Tây Papua, Indonesia. (Ảnh: Getty Images).

Nhưng khi roi biển bị đánh bật khỏi môi trường sống ở đại dương và trôi dạt trên các bãi biển, chúng rất dễ nhầm với dây câu, lưới hoặc dây cáp bỏ đi. Một số người đã bình luận trên bài đăng trên Facebook của NPS rằng, họ đã gặp phải những “chiếc roi biển” này khi đang dọn dẹp một bãi biển ở địa phương mình và họ đã thu gom nhầm vì nghĩ đó là rác thải.

“Cuộn dây thừng” trên bãi biển thực ra là một sinh vật kỳ lạ
Roi biển màu vàng xuất hiện trên bãi biển Texas, Mỹ. (Ảnh: NPS).

Hướng dẫn viên Claussen cho biết: “Nói chung, hầu hết chúng đều chết khi bị trôi dạt. Theo hiểu biết của tôi, lý do mà các san hô roi bị rửa trôi trên cát là nó đã vỡ ra và do đó không còn sống nữa. Chúng tôi khuyên bạn nên để lại roi biển trên bãi biển vì nó là tự nhiên, sẽ phân hủy và giúp ích cho hòn đảo".

"Vì vậy, lần sau, khi bạn đi dạo trên bãi biển, hãy tìm roi biển và nhớ rằng, nó không phải là rác!", đại diện NPS viết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mập cắn thủng thuyền để lại dấu răng dài 60 cm

Cá mập cắn thủng thuyền để lại dấu răng dài 60 cm

Cá mập tấn công khiến hai người trên thuyền bị hất xuống nước và mất 35 phút để tự bơi vào bờ.

Đăng ngày: 07/02/2021
Ngư dân bắt được tôm hùm vàng siêu quý hiếm

Ngư dân bắt được tôm hùm vàng siêu quý hiếm

Ngư dân ở Tenants Harbor, bang Maine, Mỹ, đã tặng một con tôm hùm vàng quý hiếm cho Trung tâm Khoa học Hàng hải của Đại học New England ở thành phố Biddeford.

Đăng ngày: 06/02/2021
Lần đầu ghi âm tiếng cá đuối nghiền nát vỏ ốc dưới nước

Lần đầu ghi âm tiếng cá đuối nghiền nát vỏ ốc dưới nước

Dựa vào âm thanh phát ra, các nhà khoa học có thể xác định cá đuối ó sao đang ăn thịt loài động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 01/02/2021
Thế giới đã mất 70% số cá mập chỉ trong 50 năm

Thế giới đã mất 70% số cá mập chỉ trong 50 năm

Loài cá mập đang trải qua một quãng thời gian thật sự tồi tệ.

Đăng ngày: 31/01/2021
Cá voi há miệng chờ con mồi tự nộp mạng

Cá voi há miệng chờ con mồi tự nộp mạng

Chiến thuật săn mồi mới của cá voi Eden phù hợp với vùng biển ô nhiễm và giúp chúng tiết kiệm nhiều sức lực.

Đăng ngày: 30/01/2021
Hiện tượng địa chất khiến Đại Tây Dương ngày càng mở rộng

Hiện tượng địa chất khiến Đại Tây Dương ngày càng mở rộng

Sự dâng trào của vật chất ở sâu bên dưới vỏ Trái Đất đang đẩy Bắc Mỹ và Nam Mỹ tách ra xa khỏi châu Âu và châu Phi.

Đăng ngày: 30/01/2021
Loài cá ếch lông quá nhanh quá nguy hiểm: Cú đớp đạt tốc độ 1/6000 giây!

Loài cá ếch lông quá nhanh quá nguy hiểm: Cú đớp đạt tốc độ 1/6000 giây!

Loài cá ếch lông quá nhanh quá nguy hiểm: tốc độ 1/6000 giây cho một cú đớp.

Đăng ngày: 27/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News