Ngư dân bắt được tôm hùm vàng siêu quý hiếm
Ngư dân ở Tenants Harbor, bang Maine, Mỹ, đã tặng một con tôm hùm vàng quý hiếm cho Trung tâm Khoa học Hàng hải của Đại học New England ở thành phố Biddeford.
Marley Babb, một ngư dân ở Tenants Harbor, bắt được con tôm hùm vàng hiếm thấy này, Đại học New England cho biết trong một thông cáo báo chí.
Trong thông cáo, Đại học New England cũng cho biết con tôm được đặt tên là Banana, Press Herald đưa tin hôm 4/2.
Bà Babb đã liên hệ với Sở Tài nguyên Biển Maine để thông báo về việc phát hiện và tặng con tôm. Ngư dân này nhận được hồi đáp từ một nhân viên của cơ quan trên có tên Jessica Waller - người đang thực hiện một dự án nghiên cứu về tôm hùm với ông Markus Frederich của Đại học New England.
Bà Waller đã liên lạc với ông Frederich để hỏi xem Đại học New England ở thành phố Biddeford có muốn giữ con tôm vàng hay không và sắp xếp việc chuyển con tôm đến đó.
Con tôm hùm vàng có tên Banana vừa được một ngư dân tặng cho Trung tâm Khoa học Hàng hải của Đại học New England, Maine. (Ảnh: Đại học New England).
Thủy cung New England cho biết tôm hùm hoang dã có vỏ màu vàng là cực kỳ hiếm gặp. Tỷ lệ bắt gặp một con tôm như vậy là một trên khoảng 30 triệu con.
Quỹ Khoa học Quốc gia đã cấp khoản tài trợ 860.000 USD cho Đại học New England, Sở Tài nguyên Biển Maine, Phòng thí nghiệm Bigelow về Khoa học Đại dương và Trường Cao đẳng Hood ở Maryland.
Khoản tài trợ này dùng để nghiên cứu tác động của việc nước ở vịnh Maine ấm lên đối với ấu trùng tôm hùm và khả năng ấu trùng phát triển đến tuổi trưởng thành.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.
