Lợi và hại của vitamin A?

Vitamin A có nhiều trong gan và các sản phẩm sữa, giúp duy trì sức khỏe thị giác và hoạt động tế bào. Tuy nhiên, quá nhiều vi chất này sẽ gây hại sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.

Vitamin A và những lưu ý khi sử dụng

Lợi và hại của vitamin A?

Vitamin A là dạng vitamin tan trong mỡ với 4 chức năng cơ bản trong cơ thể:

1, Giúp tế bào thực hiện hoạt động sao chép bình thường , nếu không chúng sẽ trải qua các biến đổi tiền ung thư.

2, Cần thiết cho sức khỏe thị giác, giúp cho các tế bào trong một loạt cấu trúc của mắt luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn rất quan trọng đối với sự biến đổi ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh trong võng mạc.

3, Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của phôi thai và thai nhi. Vitamin A có ảnh hưởng tới những gene quyết định sự phát triển liên tiếp của một số cơ quan trong quá trình phát triển phôi thai.

4, Cần thiết cho chức năng sinh sản, vì nó gây ảnh hưởng lên chức năng và sự phát triển của tinh trùng, buồng trứng và nhau thai.

Vitamin A đến từ đâu?

Có 2 nguồn chính cung cấp vitamin A cho cơ thể:

  •  Động vật: (ở dạng vitamin A: retinol) có trong gan, sữa, lòng đỏ trứng…
  •  Thực vật (ở dạng tiền chất vitamin A: beta- caroten): có trong các loại rau quả có màu vàng, xanh: bắp cải, rau diếp, cà rốt…

Cũng có thể tìm thấy vitamin A ở các dạng thuốc bổ sung.

Lợi và hại của vitamin A?

Vitamin A liên quan đến những căn bệnh nào?

1- Có mối quan hệ chặt chẽ với bằng chứng khoa học đáng tin cây với những bệnh sau:

  • Bệnh thiếu máu
  • Bệnh xơ nang
  • Nhiễm trùng
  • Sởi
  • Mù ban đêm

2 - Có bằng chứng đối lập, chưa rõ ràng và sơ khai về mối quan hệ với những chứng bệnh sau:

  • Viêm phế quản
  • Đau tim
  • Rối loạn chức năng miễn dịch
  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Sởi
  • Chứng rong kinh
  • Viêm loét đường ruột
  • Lành vết thương

3 - Có quan hệ về y thuật cổ và ảnh hưởng ít với những hiện tượng sau:

  • Mụn trứng cá
  • Hỗ trợ giải rượu
  • Viêm màng kết
  • Bệnh Crohn
  • Viêm võng mạc do tiểu đường
  • Tiêu chảy
  • Viêm dạ dày
  • Bướu cổ
  • Ung thư phổi
  • Hội chứng tiền mãn kinh
  • Viêm đường tiết niệu
  • Viêm âm đạo

Ai dễ bị thiếu vitamin A?

  • Những người kiêng ăn gan, các sản phẩm sữa và các loại rau chứa beta caroten - tiền tố vitamin A và sẽ chuyển thành vi tố này trong cơ thể.
  • Trẻ sơ sinh quá nhẹ cân
  • Người bị suy tuyến giáp gây giảm hoạt động chuyển hóa beta caroten thành vitamin A.
  • Người già bị tiểu đường type 2
  • Các dấu hiệu thiếu vitamin A sớm nhất là thị lực ban đêm yếu. Ngoài ra có thể đi kèm khô da, dễ bị nhiễm trùng và bệnh metaplasia (một căn bệnh tiền ung thư).

Lợi và hại của vitamin A?

Cần bổ sung như thế nào?

Lượng vitamin A cung cấp cho cơ thể chủ yếu qua thực phẩm và các chế phẩm bổ sung vitamin. Nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể:

  •  Nam giới: 3.000UI.
  •  Nữ giới: 2.300UI.
  •  Phụ nữ có thai và cho con bú: 3.000UI.
  •  Trẻ em: 2.000UI.

Tuy nhiên, người trên 65 tuổi hoặc mắc bệnh gan thì không vượt quá 15.000 IU/ngày, trừ phi có chỉ định của bác sĩ. Đối với phụ nữ mang thai, mức hấp thu tối vẫn đang được đánh giá lại, song dưới 10.000 IU (3.000 mcg) mỗi ngày là an toàn.

Lưu ý khi sử dụng vitamin A

Khi vitamin A có nguồn gốc động vật (Retinol), cung cấp cho cơ thể vượt quá nhiều lần nhu cầu hàng ngày trong thời gian dài, sẽ gây ra những tác hại cho cơ thể như:

  • Gây độc tính cho gan.
  • Gây khuyết tật cho thai nhi.
  • Tóc rụng.
  • Loãng xương.
  • Rối loạn sắc tố da.
  • Khô da.
  • Chán ăn.
  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn.
  • Chóng mặt…

Với vitamin A có nguồn gốc thực vật (beta-caroten) khi cung cấp dư thừa sẽ gây nên hiện tượng vàng da. Khi ngưng sử dụng một thời gian, hiện tượng này sẽ biến mất.

Một số loại thuốc như: neomycin, cholestyramin, parafin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A nên lưu ý không sử dụng đồng thời với nhau.

Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai.

Cần tránh phối hợp vitamin A với nhóm retinoid (những chất có công thức hóa học tương tự vitamin A) vì sẽ gây ra tác hại như việc sử dụng vitamin A liều cao trong thời gian dài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News